Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Cẩm nang du lịch Tây Nguyên cho bạn

Tháng 12 dương lịch là thời điểm lý tưởng để du khách đến Tây Nguyên bởi lúc này nơi đây diễn ra nhiều lễ hội và là mùa hoa dã quỳ nở vàng rực trên đất đỏ bazan. 
Trong cái se lạnh chớm thu sang đông, hoa dã quỳ càng tôn vẻ đẹp của một vùng đất vẫn còn kỳ bí nên dã quỳ còn được ví là hoa báo đông (Xem hình ảnh về hoa dã quỳ).
 
 
Đi Tây Nguyên mà không uống rượu cần thì coi như chưa tới Tây Nguyên.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Uống cà phê theo phong cách của người Êđê

Nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi sáng thức dậy đã trở thành thói quen của rất nhiều người dân đô thị, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, ít người biết rằng có một dân tộc thiểu số sống ở Đắk Lắk hay ở các tỉnh Tây Nguyên cũng có thói quen uống cà phê buổi sáng như vậy. Đó là người dân tộc Êđê. Nhưng kiểu uống của họ hoàn toàn khác với người Kinh.


4g sáng, lúc đại đa số mọi người còn đang ngủ thì người Ê đê lại say sưa bên cốc cà phê của mình. Chị H’ Diai (buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk), một trong 4 người con gái trong gia đình dậy nhóm lửa đun bếp. Chị gái của chị thì vác gùi ra suối lấy nước, con suối cách nhà khoảng 5km. Có nước về, cả mấy mẹ con cùng nấu cơm, nhưng trước hết là pha cà phê cho cả đại gia đình 4 hộ gồm 16 người cùng uống.
Uống cà phê buổi sáng đã trở thành một thói quen sinh hoạt của hơn 195.000 người Êđê sinh sống ở Đắk Lắk chứ không riêng gì gia đình chị H’ Diai. Với họ, buổi sáng không có cốc cà phê thì cả ngày sẽ thấy không khỏe mạnh, không tỉnh táo để làm việc. Khác với người Kinh, những người phụ nữ Êđê phải dậy từ 3g sáng để rang xay cà phê, những hạt cà phê ngon nhất trong vườn nhà được hái riêng để dành uống trước khi xuất khẩu ra bất cứ nước nào trên thế giới.
Lúi húi bên cối giã cà phê khi trời còn mờ mờ sương lúc bình minh, chị H’ Năm Mê (Buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk) cho biết: “Cà phê này nhà tự trồng, tự sản xuất, giã ra, lấy cà phê ngon nhất, cà phê chín nhất, lựa chọn rồi phơi khô, rang và tự xay; không pha bất cứ tạp chất gì, mà còn nguyên sơ cà phê của đồng bào dân tộc mình. Sáng sớm các chị em phụ nữ giống như tụi mình phải giã buổi sáng. Đây là một thói quen, nó không phải nghiện, bất cứ gia đình nào cũng phải uống cà phê. Mỗi lần giã khoảng 10kg uống dần”.
Thông thường, một gia đình 16 người sẽ cần đến khoảng 5 thìa to cà phê bột nguyên chất. Cà phê của họ rất đặc, không pha sữa hay hương liệu nào. Chỉ có cà phê đen sánh, nhưng có màu vàng như mật ong pha cùng với đường. Cái vị chát chát và đắng ngắt của cà phê nguyên chất có lẽ chỉ có người sành cà phê mới cảm nhận hết được vị ngon. Cà phê không pha bằng phin mà được cho vào những chiếc túi được làm bằng vải xô nhiều lớp, do những người phụ nữ tự khâu.
Chị H’ Diai cho biết về thói quen rất thú vị của người Êđê: Một ly cà phê nhỏ được chuyển qua tay nhiều người; nhiều người uống chung một ly mới vui, mới đoàn kết. Sự gắn kết cộng đồng của người Ê đê, một phần nào đó cũng được thể hiện trong cách uống là lạ này.
Không chỉ người lớn, mà trẻ em người Êđê đến 3 tuổi đã bắt đầu uống cà phê. Cà phê đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Ê đê trong suốt cuộc đời. Mỗi buổi sáng, họ uống cà phê trước khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng. Sau đó là bữa sáng, bữa cơm chính trong ngày. Đấy mới là lúc người phụ nữ có thời gian làm đẹp cho mình và người đàn ông chuẩn bị lên rẫy. Còn trẻ con với ly cà phê buổi sáng đã đem đến cho chúng đủ năng lượng để chạy nhảy cả ngày và đợi bố mẹ làm rẫy trở về. Hầu như nhà nào ở đây cũng đều trồng cà phê xuất khẩu.
Cà phê là nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình, nhưng nó còn gắn bó hơn thế, bởi uống cà phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình người Êđê.

Nguồn: VTV

Nghệ thuật thưởng thức Cà Phê

Cái duy nhất mà những dụng cụ để uống cà phê có thể giúp ích cho việc thưởng thức cà phê là giữ nóng nó. Tuy nhiên, điều này cực kì quan trọng. Nó liên quan đến sự cân bằng phức tạp giữa nhiệt độ quá cao khi rang cà phê và nhiệt độ quá thấp chỉ đủ làm cho nước cà phê âm ấm, và điều này dẫn đến sự kém chất lượng của ly cà phê.

Một cách để giữ cà phê ấm là pha nó trong một cái bình đã được làm nóng trước và cách nhiệt. Một cách khác là giữ nhiệt độ ở phía dưới cà phê khi pha chế.
Xét về mặt kỹ thuật, một bình đựng được cách nhiệt là cách tốt nhất. Nhiệt từ bên ngoài cho dù là nhỏ sẽ làm hỏng dầu tinh, làm chín cà phê và làm cứng hương vị của nó.
Những bình có nắp đậy đã trở thành một mốt thời trang kể từ khi người Ả Rập bắt đầu uống cà phê. Ơ những cửa hiệu bán hàng nhập khẩu, bạn có thể tìm thấy những bình theo kiểu truyền thống của người Ả Rập với vòi bình hình chữ S
Thưởng thức: Bình dùng khi uống
Những bình có nắp đậy đã trở thành một mốt thời trang kể từ khi người Ả Rập bắt đầu uống cà phê. Ơ những cửa hiệu bán hàng nhập khẩu, bạn có thể tìm thấy những bình theo kiểu truyền thống của người Ả Rập với vòi bình hình chữ S, có thể để kiểu đèn của Aladin và nắp có một hình chóp nhọn. Bạn cũng có thể tình cờ tìm thấy một Ibrik hoặc một bình pha chế kiểu của Trung Đông mà nắp có in chữ giúp giữ nóng cà phê. Những thay đổi về thiết kế bình đựmg của người Anh cũng khá thú vị. Có khi là những bình của thế kỉ 17 bằng kim loại xám, thẳng hai bên, mà những người khó tính rất thích phần cổ bình rất chắc chắn của nó, hoặc là những bình bằng bạc trong thời kì lãng mạng, lấy ngẫu hứng từ thiết kế của người Ả Rập, nó tạo nên những sóng nhỏ kỳ lạ và ấn tượng.
Những bình đựng cà phê hoạt động giống như những bình ngày xưa có tay cầm và vòi nhưng có sự nổi bật về kiểu dáng hơn và có cách giữ hương vị tốt hơn phương pháp làm nóng. Giá rẻ nhất (giá từ 15$-20$) bằng nhựa là hiện thân của sự lịch lãm thời hậu hiện đại. Những người thuộc chủ nghĩa lịch lãm có thể chọn những cái làm bằng thép không gỉ (giá 25$) hoặc những bình đựng bằng bạc và thuỷ tinh (60$ và hơn thế nữa) hoạt động cũng giống như kiểu của thế kỉ 19 với những đĩa bằng bạc hoặc đồng thau.
Thưởng thức: Giữ nóng cho cà phê
Cái duy nhất mà những dụng cụ để uống cà phê có thể giúp ích cho việc thưởng thức cà phê là giữ nóng nó. Tuy nhiên, điều này cực kì quan trọng. Nó liên quan đến sự cân bằng phức tạp giữa nhiệt độ quá cao khi rang cà phê và nhiệt độ quá thấp chỉ đủ làm cho nước cà phê âm ấm, và điều này dẫn đến sự kém chất lượng của ly cà phê.
Một cách để giữ cà phê ấm là pha nó trong một cái bình đã được làm nóng trước và cách nhiệt. Một cách khác là giữ nhiệt độ ở phía dưới cà phê khi pha chế.
Xét về mặt kỹ thuật, một bình đựng được cách nhiệt là cách tốt nhất. Nhiệt từ bên ngoài cho dù là nhỏ sẽ làm hỏng dầu tinh, làm chín cà phê và làm cứng hương vị của nó.
May mắn là không thiếu những thiết bị bảo toàn được nhiệt độ của cà phê được chứa trong những bộ phận được tách nhiệt trong khi và sau khi pha. Máy pha để nhỏ giọt tự động sẽ pha trực tiếp vào những bộ phận được tách nhiệt đang được bày bán với nhiều kiểu dáng và giá cả, nhiều kiểu máy của french Press đã thay những bình lọc thuỷ tinh bằng bình lọc kim loại hoặc bình nhựa. Những máy có gắn bình cách nhiệt sẽ đắt hơn một chút so với những máy có bình lọc bằng thuỷ tinh truyền 
thống, nếu ai quan tâm đến cà phê thì ở đây đã chi đáng đồng tiền rồi đấy
.
Cách ít được ưu chuộng để giữ nóng cà phê là để nhiệt độ ở phía dưới nó, có thể là những đĩa nóng trong máy pha nhỏ giọt tự động hoặc cách nhẹ nhàng hơn là giữ nóng bằng đèn cầy, 
hoặc lớp bao bì cách nhiệt của bình french Press. Những người là tín đồ của phương pháp pha lọc - để nhỏ giọt rót nước bằng tay lên cà phê đã chọn cách làm nóng là ngâm bình lọc trong nước ấm. Đơn giản là nấu nước trên một chảo hoặc một bình đủ lớn để chứa cả nước và bình lọc và để lửa nhỏ ở mức mà bạn thích. Trong tất cả những cách làm nóng để giữ ấm cà phê, thì đây là cách làm ảnh hưởng đến hương vị nhất.
Thưởng thức:  Sữa và đường
Sữa: Sữa là một phần ngày càng phổ biến trong cà phê ở Mỹ. Sự thay đổi một phần là do xu hướng pha cà phê đậm hiện nay, phù hợp pha với sữa hoặc chất làm ngọt hơn là những thức uống kém hương vị và chất lượng khác được dùng ở Mỹ trước sự kiện cà phê đặc sản. Tất cả các loại cà phê ngon giàu hàm lượng trên thế giới, nếu pha chế đúng, sẽ có hương vị ngon nếu pha với một lượng sữa hợp lí. Cà phê ngon giàu hàm lượng chế biến từ cà phê rang có màu hơi sẫm (chứ không phải cà phê rang của một lớp cháy, chất lượng không ngon) sẽ cùng với sữa tạo nên hương vị thơm ngon hơn. Dĩ nhiên nếu bỏ quá nhiều sữa sẽ làm nguội cà phê trừ khi bạn hâm nóng nó hoặc nếu muốn ngon hơn, làm nóng nó và làm đặc nó bằng hơi nước của máy pha bằng khí nến. Như ai cũng biết thông thường cà phê sữa được hâm nóng sẽ bị cô đặc điều này có thể tránh khỏi nếu hâm nóng và làm cô đặc bằng hơi nước. Nhũng ai thích uống sữa với cà phê thì nên thử máy pha bằng hơi nén không đắt tiền lắm đơn giản chỉ để hâm nóng và làm cô đặc sữa.
Đường và chất làm ngọt: Những cuộc tranh luận về đường trong cà phê diễn ra mạnh mẽ hình như không kém gì cuộc tranh luận về caffeine mặc dù ít căng thẳng hơn. Những cư dân của hoàn đảo Ả Rập, những người được ghi nhận là biết thuởng thức cà phê đầu tiên, chỉ uống cà phê đen và không đường, bỏ thêm gia vị vào cà phê. Người Ả Rập là những người đầu tiên biết bỏ đường vào cà phê và phát minh ra phương pháp pha truyền thống của ngươi Trung Đông, vào khoảng năm 1625, ở đây cà phê xay được bỏ vào nước sôi cùng với đường để tạo thành nước uống ngọt. Những người Ai Cập ngại dùng sữa vẫn chưa nghĩ đến chuyện bỏ sữa vào để làm ngọt cà phê.
Mặc dù đại sứ Hà Lan đến Trung Quốc đã dùng thử uống sữa với cà phê lần đầu tiên vào năm 1660, nhưng sự đổi mới này vẫn không được chấp nhận rộng rãi cho đến khi Franz George kolschizky mở quán cà phê ở Viennese lần đầu tiên vào năm 1684 và đã thu hút những người có thói quen uống bia và rượu bằng cách bỏ sữa và mật ong vào cà phê lọc. Ngày nay đường tinh là kẻ thù của những người ăn kiêng, những ai thích cà phê ngọt đã phải dùng đến cách khác. Những chất làm ngọt nhân tạo sử dụng aspartame như Equal làm cho cà phê ngon hơn, mặc dù vị sau đó không đậm lắm. Theo như khẩu vị của tôi, mật ong sẽ làm giảm hương vị trong cà phê, nhưng nước đường có màu nâu sẫm và chưa được lọc hoặc đường demecara thật sự làm nổi bật sự huyền bí, giàu hương vị của cà phê. Bạn dùng đường tức là bổ xung một số ion vitamin B. người Nhật Bản đã thừa nhận sự cộng sinh giữa đuờng thô và cà phê bằng cách gọi là đường cà phê.
Sưu Tầm

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Khu du lịch thác Draynur – mừng Giáng sinh và Chào xuân mới 2012

Hòa cùng với không khí vui nhộn chào đón Giáng sinh và năm mới 2012 ở khắp mọi nơi trên thế giới, khu du lịch thác Draynur (Thành phố Buôn Ma Thuột) cũng đã sẵn sàng dành cho khách du lịch những món quà hấp dẫn và ý nghĩa nhất. 


Với chương trình “Draynur – Mừng Giánh sinh” và “Draynur – Chào xuân mới 2012” được tổ chức tại khu du lịch thác Draynur sẽ mang đến cho Quý khách những giây phút thư giãn

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Cafe Sài Gòn - Phần II

Nhâm nhi cà phê, thưởng thức nhạc, ngắm nhìn những dòng người tất bật qua laị… và đôi khi người ta vào quán cà phê không phải để uống cà phê mà là để có một không khí thân mật, ấm cúng, một nơi để trò chuyện, tâm tình. Cà phê Sài Gòn có đủ kiểu quán thoả mãn những nhu cầu khác nhau của mọi giới.

 Cà phê vườn trong thành phố
    Dựng nhà vườn rộng trên 100m2 để làm quán cà phê là một chuyện không dễ dàng trong một thành phố đông đúc chật chội như Sài Gòn. Nhưng, Ân Nam,

Cafe Sài Gòn - Phần I

Những ai đã từng có dịp qua Sài gòn đều bị thành phố này mê hoặc bởi những gương mặt khác nhau của nó. Mà gương mặt quyến rũ nhất của Sài gòn chính là những quán cà phê....

    Thực ra, quán cà phê ở Sài gòn đã không còn giữ được cái vẻ nguyên khai của nó, nơi chỉ bán cà phê và tất nhiên, người ta đến đó cũng chỉ để uống cà phê. Nhiều quán cà phê ở Sài gòn ngày nay là một "hỗn hợp bar - cà phê", nơi ngoài cà phê ra, khách vẫn có thể uống những đồ giải khát ưa thích. Dẫu vậy, khi rủ nhau, người ta chỉ cần nói: "Đi cà phê!" - Thế là đủ.
Còn tương đối trung thành với quán cà phê truyền thống chính là hệ thống cà phê Trung Nguyên, giờ đây có thể bắt gặp ngàn ngạt trên khắp các phố phường Sài gòn. Cà phê Trung Nguyên có hẳn một điểm tựa mang tính triết học: sáng tạo. Bởi vậy mà anh chàng nhà thơ râu tóc bù xù, nhưng đầu ấn tượng quảng cáo cho cà phê Trung Nguyên được hiểu là đang sáng tạo bên ly cà phê bốc khói. Và cũng bởi vậy mà bước vào bất kỳ một quán nào trong cái dây chuyền cà phê này, khách hàng đều bắt gặp một bản thực đơn cà phê giống hệt nhau với đủ 9 loại cà phê, từ Sáng tạo 1 đến Sáng tạo 9!
Riêng đối với những khách sành uống cà phê, vào một quán Trung Nguyên, họ bỏ lại đằng sau những ý nghĩa triết học của cà phê và thường chỉ gọi vắn tắt: "Cho một 8 đá!" là đủ. Có nghĩa là 1 ly cà phê có bỏ đá thuộc loại Sáng Tạo 8, hay đơn giản là cà phê chồn! Câu chuyện huyền thoại về giống chồn đực Mjia trên miền đất cao nguyên, ban đêm leo lên cây ăn cà phê, sau đó thải ra theo đường tiêu hoá cả ký hạt cà phê dưới gốc cây

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Cà Phê 3 Miền

Khi ngồi quán uống cà phê đa trở thành thói quen, người ta không dễ gì từ bỏ. Đi nhiều nơi sẽ thấy, ở mỗi thành phố, vùng miền có một cách thưởng thức cà phê mang phong vị riêng.

Hà Nội giờ đây đông đúc, tấp nập hơn. Nhịp sống của một Thủ đô sôi động từng ngày nhưng vẫn không thể làm "mai một" thói quen uống cà phê của nhiều người. Mà người Hà Nội bây giờ dường như "la cà" quán xá nhiều hơn, chẳng vậy mà những quán xá cà phê vẫn nối tiếp nhau xuất hiện trên khắp các phố phường,