Hiển thị các bài đăng có nhãn le hoi tay nguyen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn le hoi tay nguyen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4


Sáng nay (15/1), tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM) đã diễn ra buổi họp báo công bố chính thức về việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 - năm 2013.
le-hoi-ca-phe-lan-4
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ phát biểu tại họp báo công bố tổ chức Lễ hội cà phê lần thứ 4.
Lễ hội năm nay tổ chức tại TP.Buôn Ma Thuột từ ngày 9- 12/3/2013 với chủ đề: “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết và phát triển”.  Công ty cà phê Trung Nguyên sẽ tiếp tục đồng hành cùng với UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức lễ hội cà phê lần này với ý tưởng thể hiện câu chuyện về một thế giới cà phê đa dạng, đồng thời chủ trì tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và duy nhất tại lễ hội.
Ông Lý Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư & Du lịch tỉnh Đăk Lăk - cho biết: “Mục đích của việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 là tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 5/5/2008 của Tỉnh ủy Đăk Lăk về phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới; quảng bá sâu rộng về chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”; nâng cao giá trị xuất khẩu, khẳng định thương hiệu của cà phê Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, khẳng định mặt hàng cà phê tiếp tục là 1 trong 7 sản phẩm quốc gia có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD cũng như vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới. Bên cạnh đó, gắn kết sự phát triển cà phê bền vững, góp phần phát triển kinh tế chung của các tỉnh Tây Nguyên; xây dựng văn hóa cà phê riêng của người Việt Nam và là nơi giao lưu, chia sẻ, hợp tác giữa người trực tiếp sản xuất, người kinh doanh và tiêu dùng cà phê trong và ngoài nước.
Trung Nguyên tham gia lễ hội cà phê năm nay với các hoạt động chính: Chuỗi hoạt động sáng tạo khởi nghiệp cho thanh niên,   cuộc thi Nữ hoàng cà phê, chuỗi “Coffee tour” độc đáo và duy nhất ở Việt Nam, gian hàng hội chợ triển lãm cà phê, lễ hội đường phốcùng nhiều hoạt động kết hợp cộng đồng dân cư bản địa khác.
Thông qua chuyến đi tham quan trải nghiệm thực tế “Coffee tour”, du khách không những có cơ hội khám phá với những cảnh đẹp hùng vĩ của vùng đất Tây Nguyên, mà còn được tham quan các trang trại cà phê để tìm hiểu đời sống của người nông dân bản địa, cùng tham gia các quá trình phân loại, sơ chế cà phê, học cách thưởng thức những ly cà phê tuyệt hảo của nhiều nền văn hóa cà phê thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản, Việt Nam,…Thông qua đó cũng nâng cao ý thức trách nhiệm của du khách và cộng đồng trong việc đóng góp, giúp đỡ cải thiện đời sống đồng bào vùng đất Tây Nguyên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc Công ty Trung Nguyên - cho biết: “Tham gia lễ hội cà phê lần thứ 4, chúng tôi tiếp tục cam kết vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong ngành, đi đầu trong chiến lược nâng cao lượng tiêu thụ cà phê nội địa, đồng thời nỗ lực bảo vệ sự bền vững vùng nguyên liệu cà phê quốc gia. Vừa qua, chúng tôi đã đệ trình lên Chính phủ dự án Cụm ngành cà phê quốc gia với 3 mục tiêu: thịnh vượng, bền vững và bản sắc, được sự ủng hộ và đồng thuận cao từ Chính phủ, Nhà nước tới địa phương với mô hình mẫu dự tính sẽ được thực hiện tại Đăk Lăk. Dự án được trông đợi sẽ tạo ra 5-6 triệu việc làm và mang lại giá trị 20 tỷ USD cho ngành cà phê Việt Nam trong 15 năm tới. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành trong công tác xây dựng thế hệ thanh niên địa phương, giúp các em vươn lên làm giàu ngay tại quê hương, vì chính lợi ích của các em, gia đình các em, bà con buôn làng của các em, đồng thời giữ gìn và phát huy được bản sắc của cộng đồng”.          
 Nguồn: Báo Công Thương

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Vai trò, ý nghĩa của Cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Lắk - Tây Nguyên.

Cồng chiêng là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số Đắk Lắk nói riêng. Cồng chiêng được coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị nhất của mỗi gia đình, là bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng.
Từ bao đời nay Cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng, với các nghi lễ-lễ hội truyền thống, do đó Cồng chiêng là tài sản vô giá mà đồng bào các dân tộc thiểu số phải gìn giữ, bảo vệ và phát huy có hiệu quả những giá trị của văn hóa Cồng chiêng.
le hoi van hoa cong chieng Tay Nguyen
Các nghệ nhân Đắk Lắk biểu diễn Cồng chiêng tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3-năm 2011 - ảnh Bá Thăng

Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà Cồng chiêng còn là biểu

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hãy lên Đak Lak


Miền đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, những con người chân chất và cảnh đẹp thiên nhiên vẫn còn hoang sơ, hùng vĩ. Đó là một nỗi nhớ không mang tên trong lòng người đã rời xa vùng đất Đak Lak này.

 Quốc lộ 27 đoạn qua thị trấn Liên Sơn.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những ché rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian huyền ảo.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là đồng bào các dân tộc thiểu số: Bahnar, Xê đăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Jrai... Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời.

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên
 
Điều đặc biệt, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Hơn thế, âm thanh cồng chiêng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái, tình cảm của con người trong cuộc sống: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã...