Hiển thị các bài đăng có nhãn van hoa tay nguyen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van hoa tay nguyen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Vai trò, ý nghĩa của Cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Lắk - Tây Nguyên.

Cồng chiêng là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số Đắk Lắk nói riêng. Cồng chiêng được coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị nhất của mỗi gia đình, là bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng.
Từ bao đời nay Cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng, với các nghi lễ-lễ hội truyền thống, do đó Cồng chiêng là tài sản vô giá mà đồng bào các dân tộc thiểu số phải gìn giữ, bảo vệ và phát huy có hiệu quả những giá trị của văn hóa Cồng chiêng.
le hoi van hoa cong chieng Tay Nguyen
Các nghệ nhân Đắk Lắk biểu diễn Cồng chiêng tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3-năm 2011 - ảnh Bá Thăng

Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà Cồng chiêng còn là biểu

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Cuộc sống của phụ nữ Tây Nguyên trong “ Sắc màu dã quỳ”

Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2012), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa với chủ đề “ Sắc màu dã quỳ”.
Hơn 50 bức ảnh phản ánh cảnh sống và sinh hoạt của người phụ nữ Tây Nguyên. Là hình ảnh người bà, người mẹ với những nếp nhăn thời gian hằn trên khuôn mặt, là những cô gái trẻ căng tràn sức sống trong sinh hoạt thường ngày như dệt vải, giã gạo, nhảy múa…

Đây là lần thứ hai nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa tổ chứ triển lãm tại bảo tàng Đà Nẵng và là bộ ảnh về phụ nữ đầu tiên của tác giải.

Được biết, triễn lãm diễn ra từ 18/10 – 25/12/2012.

Dưới đây là những bức ảnh trong bộ sưu tập "Sắc màu dã quỳ":
sac mau Tay nguyen

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Người giữ lửa cho nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên

Đứng trước thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên đang dần mai một, chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê, đã tìm mọi cách để bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống này.
Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền và không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên, nghề này đang dần bị mai một trong thời gian gần đây khiến cho chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê hết sức trăn trở. Chị nung nấu ý định phải tìm cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên đất cao nguyên.
nguoi giu lua cho det tho cam tay nguyen
Các xã viên làm việc tại Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Dáng người dong dỏng cao, đôi mắt sáng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, đó là ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với chị H’Yam BKrông - Chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

MỘT LẦN ĐẾN TÂY NGUYÊN

Sống ở vùng biển đã lâu, quen với những con sóng vỗ rì rào của biển cả và những cơn gió mặn mòi của đại dương nên chuyến đi Tây Nguyên vừa qua đã làm tôi thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang dại của núi rừng và màu xanh thẳm bạt ngàn, sự hùng vĩ của những dòng thác ngày đêm rì rầm tuôn chảy của vùng đất Tây Nguyên.
Chuyến xe từ thành phố biển Nha Trang đưa chúng tôi đến mảnh đất Tây Nguyên vào một buổi sáng đầu tháng 8. Sau khi qua con đèo Phượng Hoàng uốn lượn là đến Dak Lak, vừa bước xuống xe cái lạnh bất chợt lùa vào qua làn áo. Xung quanh tôi, những sắc màu hoa dại và sương trắng tràn ngập cả con đường. Tôi đã bắt đầu bị cuốn hút bởi cái vẻ hoang sơ huyền bí của núi rừng, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn...
Điểm đến đầu tiên trong chuyến du ngoạn Tây Nguyên của chúng tôi là Bản Đôn. Tại đây, chúng tôi được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn làng và vượt sông Sêrêpôk để đến với Vườn Quốc gia Yok Đôn. Bên cạnh những cảm giác thú vị ngồi lắc lư trên lưng voi, chúng tôi còn được thưởng thức một cảm giác mạnh khác là cái lắc lư nghiêng ngả của cầu treo Buôn Đôn. Chiếc cầu treo dài trên 100 mét bắc ngang lưng chừng những rặng si già vượt qua dòng sông đến ốc đảo Ea Nô, với bãi tắm tiên, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ…Trên cầu treo, có những nhà hàng tươm tất và mát mẻ dành cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước. Tại đây, chúng tôi được thưởng thức những món ăn đặc sản như cơm lam, gà nướng, heo nướng, canh cá lăng, những món ăn đặc sản từ dòng sông Sêrêpôk. Ngoài ra, còn có những món ăn rất đặc trưng như: hoa chuối rừng, rau rừng, đọt mây rừng... Bản Đôn có bán nhiều món quà lưu niệm mang đậm nét Tây Nguyên được chế tác từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và được làm bằng nguyên liệu tại chỗ như: gùi, bầu đựng nước, vải thổ cẩm được dệt bằng tay từ nguyên liệu bông vải và nhiều mặt hàng khác có giá trị nghệ thuật cao.
cuoi voi buon don
Cưỡi voi trở về với bản làng.

Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là thác Dray Nur hùng vĩ, là một thác nước trên dòng sông Sêrêpôk, cách TP. Buôn Ma Thuột 

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Đi tìm “giấc mơ chapi”


Chiều đã buông mành. Palây (thôn) Do nồng ấm hơi thở của núi rừng. Những nếp nhà đã bập bùng bếp lửa gọi chiều. Không khó để tìm nhà Chamaléa Âu – nghệ nhân duy nhất ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn – Ninh Thuận, người biết chế tác và biểu diễn tọ chapi bởi thanh âm của tọ chapi lúc trầm tỉ tê, da diết, lúc rạo rực, lúc khoan nhặt xa xăm len trong gió vọng về.

“Ama buồn lắm…”
Khác với hình dung của tôi, đã qua gần 60 mùa rẫy mà Ama Âu vẫn tinh anh như con nai rừng Ma Nới. “Nhà báo hả?”- già lên tiếng khi tôi chưa kịp mở lời. “Không phải đâu, chỉ là người mê tiếng đàn chapi của đồng bào Raglai thôi” – tôi nói và cất tiếng mô phỏng âm giai tọ chapi: Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng/ Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng.
Mắt Ama Âu sáng lên, tôi biết mình đã bắt đúng nhịp lòng của Ama, người luôn đau đáu níu giữ ước mơ chapi vọng xa của người Raglai. “Sao lại chơi đàn một mình?” – tôi hỏi. “Ama buồn lắm. Bọn thanh niên bây giờ nó không thích tọ chapi nữa, nó thích cái nhạc mới thôi…”.

Đi tìm “giấc mơ chapi”
Gương mặt truyền nhân tọ chapi cuối cùng của vùng Ma Nới

Theo lời của Ama, quả thực, giờ đây trong lễ mời Yàng Ngok, Yàng Gru (thiên thần), Yàng Muk Kay (nhân thần) về ăn lúa mới của gia tộc đã không còn xuất hiện tiếng đàn chapi nữa, may chăng tọ chapi chỉ thảng hoặc trong lễ hội của buôn làng hay trong những lần xuống núi biểu diễn nhân dịp hội hè.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những ché rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian huyền ảo.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là đồng bào các dân tộc thiểu số: Bahnar, Xê đăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Jrai... Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời.

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên
 
Điều đặc biệt, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Hơn thế, âm thanh cồng chiêng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái, tình cảm của con người trong cuộc sống: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã...