Hiển thị các bài đăng có nhãn cong chieng tay nguyen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cong chieng tay nguyen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Bảo tàng và tôn vinh thương hiệu

Song hành với các diễn trình tạo dựng thương hiệu quốc gia của một tập đoàn kinh tế là việc thực hiện ý tưởng xây dựng bảo tàng chuyên biệt và chuyên nghiệp.
lang ca phe trung nguyen
Làng cà phê Trung Nguyên Buôn Ma Thuột

GS-TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm đã từng viết: "Muốn định vị bản sắc thương hiệu quốc gia thì điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu rõ nỗi ước vọng tha thiết nhất của dân tộc vốn tiềm tàng cho những câu chuyện về lịch sử làm nên bản sắc của nó. Chính xác là bản sắc của thương hiệu quốc gia chỉ được định vị vững bền khi phát xuất từ nguồn thôi thúc mãnh liệt nhất tiềm ẩn ngay trong chuyện kể đặc thù của đất nước".

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những ché rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian huyền ảo.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là đồng bào các dân tộc thiểu số: Bahnar, Xê đăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Jrai... Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời.

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên
 
Điều đặc biệt, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Hơn thế, âm thanh cồng chiêng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái, tình cảm của con người trong cuộc sống: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã...

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Tiếp cận Kho tàng sử thi Tây Nguyên


Sau tròn mười năm (2001-2011), Dự án cấp Nhà nước Ðiều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên và đề tài cấp Bộ Phiên âm, biên dịch, xuất bản 25 tác phẩm sử thi Tây Nguyên do GS, TS Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm cùng các cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước hoàn thành.

Có thể coi đây là một công trình khoa học tổng thành trong việc sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên theo phương pháp hiện đại mà sự khởi đầu phải tính từ vài ba thập niên ở đầu thế kỷ 20 với tên tuổi của các nhà khoa học L.Xa-ba-ti-ơ, D.An-tô-ma-chi, G.Côn-đô-mi-na… Trên thực tế, sau gần một thế kỷ, phải đến ngày nay chúng ta mới hội đủ mọi điều kiện “thiên – địa – nhân” và phương tiện kỹ thuật cần thiết để hoàn thành công việc có tính tổng thành và đại thành này.

Nhà Rông Tây Nguyeen
Nhà rông Tây Nguyên.

Qua bốn năm khởi động, đến năm 2004, những tập đầu của bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên