Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn Hóa Tây Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn Hóa Tây Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

MÓN NGON CỦA... RỪNG

Cư dân bản địa Tây Nguyên từ bao đời nay luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Họ gọi rừng là “bà mẹ” đầy ân sủng, vì từ nguồn tài nguyên này đã cho con người ở đây nguồn sống dồi dào, phong phú. Những mớ rau, mụt măng, đọt mây, trái cà đắng… từ lâu là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, và giờ đây, những đặc sản đó đang trở thành món ngon của rừng dâng tặng thực khách gần xa khi tìm đến với vùng đất Tây Nguyên.

Khó quên vị đắng đọt mây
Vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay, mà còn có những đọt mây mọc hoang chằng chịt trong rừng. Người ta chọn những đọt mây non tơ, bụ bẫm (dài khoảng ba bốn gang tay) mang về tước bỏ phần vỏ lá, sau đó nướng lên cho mềm rồi xé nhỏ từng sợi để nấu với nhiều loại thực phẩm khác như cá, thịt, mắm… đều tạo nên những món ăn ngon. Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên xưa thường nấu đọt mây với cá khô, thịt khô treo sẵn trên giàn bếp. Và cái thứ thức ăn (khô hoặc nước sền sệt) này cho người ăn vị đăng đắng khó quên. Nhiều người bảo ăn đọt mây vào sẽ trị được bệnh sốt rét, tiêu chảy đường ruột. Điều đó đã được kinh nghiệm thực tiễn từ đời sống ẩm thực của cư dân miền núi ngày xưa chắt lọc ra. Thật kỳ lạ: “kinh nghiệm” ấy là cả một sự khảo cứu, kết luận nghiêm túc của tri thức dân gian, bởi khi giở cuốn “Những cây thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì mới rõ rằng đọt mây rừng hàm chứa đầy đủ những dược tính trên.
Khó quên vị đắng đọt mây
Lá bép, đọt mây là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình người dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Ngày nay món ăn đọt mây đã hiện diện trong các nhà hàng, từ bình dân cho đến sang trọng cũng nhờ sự kết hợp đặc biệt của nó-vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trị bệnh công dụng.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Chương trình du lịch Việt: Cụm du lịch Làng Cà Phê - điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột



Được thiết kế như một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét đặc trưng độc đáo riêng biệt của vùng đất đại ngàn, từ văn hóa đến vẻ đẹp của tự nhiên được thổi vào phong cách thiết kế, chất liệu, bày trí, Làng cà phê Trung Nguyên là một công trình kiến trúc đặc sắc  mang đậm bản sắc Tây Nguyên, là nơi thưởng thức cà phê, khám phá những không gian khác nhau của sự hoài cổ, của sự hùng vĩ, của sự bình yên...
Có nhiều không gian thưởng thức cà phê cho các tín đồ chọn: như khu nhà cổ, bên thác nước và đặc biệt là trong lòng vách thác là một không gian bar cà phê huyền bí và lãng mạn. 
Khu vực nhà cổ gồm 3 gian nhà liền kề. Đó là những gian nhà được Trung Nguyên cất công mua và vận chuyển từ Huế lên Buôn Ma Thuột. Gian nhà lớn nhất có đến 152 cột. 
Khuôn viên nối các gian nhà cổ là những khoảng xanh với cây cà phê cổ, bãi cỏ. Khi có những hội nghị, tiệc chiêu đãi chính khách, tại đây là không gian biểu diễn cà phê Ethiopia, với những cô gái barista trong trang phục người Ethiopia rang, giã cà phê và pha vào những chiếc bình đen, mà khi mời cà phê sẽ mới kèm theo bắp rang. 
Cuối không gian Làng cà phê, nơi  bước chân du khách được dẫn dắt bởi hàng đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý giúp những người yêu mảnh đất bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thuở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và tiếng kể sử thi huyền bí, nồng men rượu cần. 
Không gian này cũng là nơi du khách khám phá về hành trình của cà phê thông qua bộ sưu tầm hàng đầu thế giới về cà phê: Bảo tàng cà phê với hàng ngàn hiện vật, những người yêu cà phê có thể khám phá các văn hóa cà phê khác thông qua bảo tàng này.

Dịch vụ tại Làng Cà Phê:

1.Tham quan bảo tàng
- Bảo tàng Cà Phê
- Bảo tàng hiện vật cổ Tây Nguyên
2. Siêu thị đặc sản Tây Nguyên
- Khu trưng bày và bán các sản phẩm Cà Phê, các đặc sản của Tây Nguyên, các món quà lưu niệm mỹ nghệ, kỹ nghệ.
3.Lưu trú -- Resort Coffee tour
- Resort: 18 Villa
- Khách sạn: 15 phòng tiêu chuẩn 3 sao.
- Dịch vụ khác: spa, xe đưa đón ở sân bay BMT.
4.Ẩm thực
- Tổ chức Buffet vào tối thứ 7 hàng tuần
- Tổ chức tiệc sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị
5. Tổ chức tour 
- Tổ chức tour chuyên đề về Cà Phê (Coffee Tour): tham quan các điểm đến hấp dẫn tại khu du lịch thác Dray Nur, Dray Sap, Gia Long, Trinh Nữ , tham quan nhà máy sản xuất Cà Phê G7, trang trại trồng Cà Phê và tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật "Tinh hoa đất Bazan".
- Tổ chức City tour: tham quan thành phố và các điểm đến.
- Tổ chức các tour du lịch trong nước và nước ngoài.
6. Vận tải
- Cho thuê xe Jeep, môtô địa hình.
- Xe ngựa tham quan thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Tổ chức Event
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật "Chương trình tinh hoa đất Bazan" (tham quan bảo tàng Tây Nguyên, bảo tàng Cà Phê thế giới, thưởng thức cách pha chế Cà Phê Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản và Việt Nam).
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc
- Tổ chức các cuộc thi Hoa hậu
8. Các dịch vụ khác
- Chụp hình lưu niệm
- Khu vui chơi trẻ em
- Quầy bán kem tươi
- Vé máy bay trong và ngoài nước
- Book phòng khách sạn, phòng hội nghị, Resort online, qua điện thoại.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ - Thành viên Tập đoàn TRUNG NGUYÊN
82-84 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM | Tel: 08.39251845/46
268 Nguyễn Tất Thành, Buôn Ma Thuột, ĐăkLăk | Tel: 0500 65 111 68
Email: coffeetour@dangleco.com.vn | www.coffeetour.com.vn

Hotline: 0988 31 30 30 - 0974 50 90 98

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Kỳ thú Tây Nguyên

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo cả 4 tỉnh đều đánh giá cao sự hợp tác với ngành du lịch TPHCM trong 5 năm qua trên 5 lĩnh vực: xúc tiến, quảng bá du lịch; trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý; quy hoạch kêu gọi đầu tư; phát triển sản phẩm du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Đánh thức nàng công chúa Tây Nguyên
Báo cáo tổng kết của 4 tỉnh đều nhìn nhận họ thừa tiềm năng du lịch nhưng vẫn như “một nàng công chúa ngủ trong rừng”, rất cần sự đánh thức của những chàng hoàng tử đến từ TPHCM.
Đáp lời, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, nhận xét: Năm năm qua, sự hợp tác, gắn kết giữa 5 tỉnh thành đã góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp khai thác tiềm năng du lịch, đạt nhiều hiệu quả  mới,  giải quyết công ăn việc làm cho số đông lao động các tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giới thiệu rõ nét hình ảnh đất nước con người từng địa phương. Hiện đã có đường bay tương đối tốt, rút ngắn thời gian từ TPHCM đến Tây Nguyên, nhưng đường bộ huyết mạch vẫn còn quá khó khăn. 
Sản phẩm du lịch của 4 tỉnh chưa liên kết được với nhau dù nằm trong “con đường xanh Tây Nguyên”. Riêng góc độ TPHCM, chúng tôi vẫn thấy việc hợp tác, xúc tiến với từng địa phương còn chưa rõ nét, chưa khai thác hết thế mạnh từng vùng. Tuy nhiên, qua chuyến đi thực tế lần này chúng tôi cảm nhận  các tỉnh đã từng bước phát triển với nhiều sản phẩm mới, ưu việt như Bảo tàng Đắk Lắk to đẹp, là bảo tàng đầu tiên trong cả nước sử dụng tiếng dân tộc ngoài 4 ngôn ngữ khác, trưng bày theo lối mới...
du lich tay nguyen
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và các tỉnh

Góp ý cho các sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt, tha thiết kêu gọi các doanh nghiệp du lịch 4 tỉnh nên liên tục giới thiệu sản phẩm đặc thù, tiếp thị điểm đến ở từng địa phương để các hãng lữ hành TPHCM bán cho khách quốc tế. Mỗi địa phương nên có những sản phẩm độc đáo của riêng mình chứ không thể chung chung; tỉnh nào cũng cà phê, thác nước, cồng chiêng... Bốn tỉnh nên ngồi lại với nhau, “quy hoạch” cụ thể sản phẩm dựa trên thế mạnh thật sự của từng tỉnh. 

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hãy lên Đak Lak


Miền đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, những con người chân chất và cảnh đẹp thiên nhiên vẫn còn hoang sơ, hùng vĩ. Đó là một nỗi nhớ không mang tên trong lòng người đã rời xa vùng đất Đak Lak này.

 Quốc lộ 27 đoạn qua thị trấn Liên Sơn.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Mùa mưa Tây nguyên


Mùa mưa Tây nguyên là một nét rất đặc biệt của khí hậu vùng này. Khác ở các nơi thường có đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì ở Tây nguyên chỉ có nhõn hai mùa là: Mùa mưa và Mùa nắng.

Trái với mùa nắng, có khi đến cả 6 tháng liền không có lấy một cơn mưa thì mùa mưa lại dồi dào những cơn mưa dầm có khi vài ngày không tạnh. Mùa mưa Tây nguyên thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài cho đến hết tháng 11 hàng năm. Mùa mưa là mùa cỏ cây thay áo mới, mùa người ta đi làm rẫy, trồng tỉa, làm cỏ bỏ phân, vặt chồi cà phê,... mùa của ấm no hạnh phúc.
Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài rả rích. Mưa cả ngày đêm. Thỉnh thoảng đôi chút trời như chợt tạnh nhưng rồi cũng bất chợt một cơn mưa lại tới dành chổ của cơn mưa cũ đã đi qua. Khi đó những hạt đậu còn nằm trong vỏ chưa kịp hái vội lại nảy mầm trên chính những thân cây. Cây cỏ đua nhau mọc. Mùa mưa cũng chính là mùa để cây cỏ sinh sôi, tô thắm cho vùng đất cao ngyên này.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Tiếp cận Kho tàng sử thi Tây Nguyên


Sau tròn mười năm (2001-2011), Dự án cấp Nhà nước Ðiều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên và đề tài cấp Bộ Phiên âm, biên dịch, xuất bản 25 tác phẩm sử thi Tây Nguyên do GS, TS Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm cùng các cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước hoàn thành.

Có thể coi đây là một công trình khoa học tổng thành trong việc sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên theo phương pháp hiện đại mà sự khởi đầu phải tính từ vài ba thập niên ở đầu thế kỷ 20 với tên tuổi của các nhà khoa học L.Xa-ba-ti-ơ, D.An-tô-ma-chi, G.Côn-đô-mi-na… Trên thực tế, sau gần một thế kỷ, phải đến ngày nay chúng ta mới hội đủ mọi điều kiện “thiên – địa – nhân” và phương tiện kỹ thuật cần thiết để hoàn thành công việc có tính tổng thành và đại thành này.

Nhà Rông Tây Nguyeen
Nhà rông Tây Nguyên.

Qua bốn năm khởi động, đến năm 2004, những tập đầu của bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Giới thiệu chương trình Tinh hoa đất Bazan tại Làng Cà Phê Trung Nguyên

Chương trình Biểu diễn nghệ thuật Tinh hoa đất bazan là một chương trình độc đáo trong không gian hầm thác với tượng các bậc vĩ nhân thế giới mà đời sống của họ gắn liền với cà phê, chuyển tải thông điệp các bậc vĩ nhân và cà phê là nền tảng của thế giới, có thể nói đây là chương trình tinh hoa văn hóa bản địa không thể bỏ qua khi đã đến với DakLak.


Với thời lượng 90 phút cho 3 phần dẫn, phần đầu tiên là tham quan tầng lầu nhà dài bảo tàng Tây Nguyên, phần hai là tham quan các hiện vật bảo tàng cà phê Thế giới, cuối cùng là phần tích hợp biểu diển sinh động của các barista cho đại diện 5 văn hóa cà phê trên thế giới: Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản và Việt Nam. Bài viết xin chỉ đề cập văn hóa cà phê của người đồng bào Ê Đê - Tôi vẫn gọi đó là cà phê cội.
Người Eđê vẫn thường thích dùng loại cà phê do chính mình, tự tay chọn hạt giống gieo trồng, chăm cho cây theo mùa vụ,  hái tươi từ nương rẫy, và tự chế biến, rang giã, pha chế theo cách riêng của gia đình.
tinh hoa dat bazan - Cach pha ca phe nguoi dong bao ede

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Du lịch Dak Lak: Một lần đến một lần thương…

Nhiều khi chúng tôi cứ tự hỏi, có nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này lại dễ níu chân người như thế. Có mảnh đất nào mà lại trở thành nơi “đất lành chim đậu” của nhiều người con ở mọi miền quê như thế. Những đặc sản mỗi vùng miền theo con người di cư và tụ hội cùng với những gì là vốn có bản địa đã khiến cho mảnh đất cao nguyên Dak Lak có sức hấp dẫn đặc biệt về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và cả du lịch lịch sử…

Bức tranh đa sắc
Có lẽ khái niệm đầu tiên với nhiều người khi nghĩ về Dak Lak là núi và rừng. Đúng chứ sao không! Càng tự hào khi đó là tiềm năng của Dak Lak. Rừng núi cao nguyên Dak Lak ôm trong mình những báu vật, đó là những ngọn thác bạc như Krông Kmar, Thủy Tiên, Dray Nur…; dòng sông Sêrêpôk cuồn cuộn réo rắt suốt đêm ngày; những đại ngàn: Yok Đôn, Chư Yang Sin, Ea Sô… Chính món quà tuyệt vời, hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng đã khiến Dak Lak trở thành nơi sản sinh ra những trường ca Đam San, Xinh Nhã, quê hương của những cây đàn đá, đàn t'rưng, đàn klông pút độc đáo. Đó còn là những lễ hội sôi động núi rừng như lễ hội đâm trâu, mừng cơm mới, đua voi, lễ trưởng thành, lễ bỏ mả…
Lễ hội đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên
Lễ hội đâm trâu là nét văn hóa lâu đời của người bản địa ở Dak Lak. Ảnh: Đàm Thuần

Như một quy luật lôgic của tinh thần, tất cả những giá trị văn hóa ấy đã tạo điều kiện ươm mầm,

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Người quảng bá Đắk Lắk qua bài thuốc bí truyền.

Được nhiều người giới thiệu, tôi tìm đến nhà Khăm Phết Lào-con trai thứ chín của vua voi Ama Kông, cũng là người thừa kế bài thuốc bí truyền mang tên của chính vua voi để tìm hiểu thực hư xung quanh tác dụng của bài thuốc, cũng là lúc gặp một đoàn khách từ đất bắc xa xôi đến tham quan. Qua câu chuyện được biết, họ vốn là những người hâm mộ tài săn bắt của vua voi, vượt hàng nghìn ki-lô-mét đến để mục sở thị các dụng cụ săn bắt, nghe ông Khăm Phết Lào kể về huyền thoại một thời cũng như được thưởng lãm những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc thiểu số tại chỗ qua bộ trang phục truyền thống rực rỡ…

Khăm Phết Lào giới thiệu những dụng cụ săn bắt voi cho du khách
Khăm Phết Lào giới thiệu những dụng cụ săn bắt voi cho du khách

Trong ngôi nhà nhỏ vỏn vẹn vài chục mét vuông tại buôn Kô Tam (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột),

Cuốn sách làm bằng gỗ nu cây cà phê xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam, được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Dak Lak.

Để phục vụ du khách thưởng lãm và giới thiệu tác phẩm nghệ thuật đặc trưng được làm từ gỗ nu cây cà phê đã xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam, kỷ lục gia – nghệ nhân Võ Văn Hải, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Dak Lak đã quyết định đặt cuốn sách “Ngoạn thạch vi ảnh” tại Bảo tàng tỉnh.
Quyết định này được Bảo tàng tỉnh rất hoan nghênh và cam kết sẽ bảo quản tốt, sử dụng đúng theo hướng dẫn của tác giả để có một sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách.
Ngày 14-2, kỷ lục gia - nghệ nhân Võ Văn Hải đã giới thiệu, cung cấp nhiều tài liệu cũng như hướng dẫn nhân viên của Bảo tàng cách bảo quản, sử dụng, thuyết trình về cuốn sách.


Nghệ nhân Võ Văn Hải đang hướng dẫn nhân viên Bảo tàng tỉnh Dak Lak cách sử dụng, bảo quản cuốn sách

Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ III-2011, cuốn sách “Ngoạn thạch vi ảnh” của nghệ nhân

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Lễ hội - nơi truyền tải các giá trị văn hóa bản địa

Nói đến văn hóa Tây Nguyên là người ta nghĩ ngay đến lễ hội. Lễ hội không chỉ tái hiện tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, mà còn gắn bó các buôn làng trong sự cố kết cộng đồng.

le hoi tay nguyen
Mỗi một buôn làng của người Mạ, người Cơ Ho, người Chu Ru ở Nam Tây Nguyên đều có tối thiểu một lễ hội riêng và nhiều lễ hội chung với cộng đồng. Các tộc người canh tác nương rẫy và ruộng nước luôn thực hiện các nghi thức lễ hội nông nghiệp. 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Tim hiểu lễ hội bắt chồng của người Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên có khá nhiều lễ hội như: Lễ rước hồn lúa của người M’nông, lễ cúng bến nước của đồng bào Êđê, hội đua voi... nhưng trong đó có một lễ hội khá thú vị tên là “Lễ Hội Bắt Chồng”
 
Khi cái lạnh sâu cùng những cơn gió hanh hao của mùa đông tràn về cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Tây Nguyên rộn rã