Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Trải nghiệm với dòng thác huyền thoại

Nếu đã từng đọc qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của cố nhà văn Nguyễn Tuân, hẳn bạn sẽ nhớ mãi hình ảnh con sông Đà hung tợn cuộn sóng ngày đêm. Thác Dray Nur cũng thế,nằm ngay ranh giới phân chia hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, đây là thác nước hùng vĩ nhất Tây Nguyên, là biểu tượng của vẻ đẹp hoang sơ nơi đại ngàn mà các Kool Hunters đã có dịp chinh phục trong hành trình Clear My Kool Vietnam của mình.

Hành trình đến thác Dray Nur huyền bí

Thác Dray Nur là một điểm đến mà các Kool Hunters háo hức được khám phá trong chặng đường miền Nam của hành trình, bởi nó ẩn chứa nhiều nét hoang sơ và bí ẩn của vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió. Thác nước ẩn cuối con đường rợp bóng cây, hai bên đường là những đồi cà phê bạt ngàn đang độ chín, thoạt nhìn trông thật bình yên.
Để được nhìn ngắm tận mắt dòng thác kỳ vĩ này, các Kool Hunters phải leo xuống những “bậc thang” vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo trên vách đá phủ đầy rong rêu rất dễ trơn trượt, rồi xuyên qua những con đường mòn được những rặng trúc che phủ dày đặc.
“Khi đi đến chiếc cầu treo bắc ngang qua dòng suối, có một chút thú vị, một chút sợ hãi khi đứng trên chiếc cầu lắc lư nhìn ngắm dòng thác, khung cảnh hùng vĩ xung quanh”, Kool Hunter Huỳnh Gia Bảo kể lại.
Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt lao từ độ cao vài chục mét xuống, các Kool Hunters - người đã trải qua nhiều thách thức cũng không khỏi rùng mình. Song hầu hết đều muốn trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai để khám phá bên trong.
Lần sâu vào sau thác nước, nơi có những hang động rộng lớn là một cảm giác phấn khích tột cùng. “Tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng nhập nhoạng soi những tảng đá hình thù kỳ dị tưởng như là hóa thân của tướng tôm, tướng cá nơi thủy cung. Ánh sáng lung linh bảy màu của màn nước khi ánh đèn pin rọi vào khiến mình có cảm giác đang đứng dưới cung diện của vua Thủy Tề vậy”,Tường Vy hào hứng kể lại.

Dray Nur – Nét hùng vĩ của thiên nhiên

Khi tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ và bí ẩn mà thiên nhiên đã ban tặng cho dòng thác, các Kool Hunters vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Bên vách đá sừng sững, thác nước reo vang, làm lan tỏa một vùng không gian rộng lớn âm thanh dào dạt, trầm hùng. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác càng nên thơ.
Nguyên Hùng phải thốt lên: “Nhìn từ xa, thác Dray Nur như một bức tường nước khổng lồ, muôn ngàn sợi nước trắng xóa quấn quít, đan xen, lung linh, huyền ảo. Giữa đại ngàn kỳ vĩ, trùng điệp núi non, thác Dray Nur quyến rũ con người bởi vẻ đẹp tươi tắn, trong lành của mình.”
Dưới chân thác là những nhánh sông chảy êm đềm uốn quanh các tảng đá, nước nông và xanh trong, có thể nhìn thấy cả những đàn cá đang bơi lội, hòa mình vào làn nước mát lạnh. Ngồi trong không gian này, uống bình rượu cần mua được ở Buôn Đôn, các Kool Hunters muốn cảm nhận được sự yên bình, không gian tĩnh lặng của nơi này.
Chinh phục được dòng tháchùng vĩ của Tây Nguyên là một hành trình mang đến cho các Kool Hunters nhiều cảm xúc. Háo hức, lo lắng, choáng ngợp, sảng khoái chính là những cảm nhận của họ sau khi khám phá Dray Nur. Với sự đồng hành của Clear, những thách thức trên chặng đường từ Bắc vào Nam của My Kool Vietnam càng trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết. Và với tinh thần: “Tự tin khám phá - Tự hào Việt Nam”, các Kool Hunters luôn luôn vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để chinh phục được thử thách.
Bài: Hải Sơn
Ảnh: Bình Sơn

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Sâu Muồng món ăn chống bệnh sốt rét của người Tây Nguyên


Người Tây Nguyên quen gọi là bướm sâu muồng vì nó đẻ trứng ở cây Muồng Đen (Muồng Xiêm) được trồng để che bóng mát cho cây cà phê. Khi những đồn điền cà phê được du nhập tới Buôn Ma Thuột người ta mang theo những cây Muồng Đen đến với vùng đất Bazan.  Sâu Muồng chỉ đẻ trứng trên cây muồng chứ không đẻ trên lá cà phê, sâu cũng chỉ ăn lá muồng chứ không ăn lá bất kể cây nào khác có. Và tên sâu được gọi là sâu Muồng, sau khi sâu nở ra  ăn vỏ trứng rồi gặm nhấm hết lá cây muồng trong những ngày đầu mùa mưa và hóa thành loài Bướm vàng bay khắp trời Tây Nguyên.

                                             
                                        Những con sâu Muồng đang hóa thành nhộng

Sâu muồng không gây ngứa, nó thân thiện với da tay của con người, nhộng sâu muồng và sâu muồng xào sả ớt là một món ăn giúp cho anh em dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tăng sức đề kháng sốt sét trong mùa mưa. Đây là văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã gắn bó với người dân ở đây từ lâu.


                                  Sâu được người dân bắt về chờ hóa nhộng

Khi hóa thành bướm bay đi tìm nước uống và thường sà xuống thành đàn rất đẹp trên những bãi đất ẩm ướt. Những bạn muốn chụp ảnh đẹp chịu khó ra vùng ngoại ô thành phố khoảng 20km, tìm mép sông, mép suối để chụp. Nếu không thì các bạn vào nhà dân xin nước rồi tưới lên nền đất – nơi mà các bạn muốn chúng đậu, chờ bướm cảm nhận hơi nước từ đất bay lên chúng sẽ đến đậu. Bướm dễ đậu nhất là lúc ban trưa nắng gắt nhất.


                                               Nhộng xào dầu hoặc Sả ớt có mùi vị rất ngon

Mùa sâu Muồng rộ nhất là cuối tháng 4, khi những hàng Muồng Đen bị ăn trụi lá chỉ còn những cành và gân lá. Nào chúng ta còn chần chừ gì nữa hãy lên kế hoạch đi  Buôn Mê để thưởng thức ngay món ăn có 1 không 2 này và săn những tấm ảnh đẹp lung linh.
Truy cập web: http://coffeetour.com.vn/

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Độc đáo cơm Bơ dằm Buôn Mê

Sinh tố Bơ, Bơ dằm chắc hẳn là một trong những món làm điên đảo các bạn ghiền những loại đồ ăn có vị béo béo. Buôn Ma Thuột đã trở thành một trong những xứ sở Bơ của Viêt Nam, Bơ ở đây phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng đất đỏ bazan nên Bơ Tây Nguyên sớm trở thành món đặc sản vùng miền của vùng đất Cao Nguyên này. Ngon nhất là giống bơ sáp được trồng ở Đak Lak , quả bơ to bên trong là lớp cùi bơ dầy dặn, vàng ươm, dẻo quánh.


Chắc hẳn những bạn trẻ trên Buôn Ma Thuột thế hệ 8X và 9X đời đầu còn lưu giữ những kỷ niệm về những bữa cơm Bơ dằm ngày bé. Khi thì bơ dằm nhuyễn với đường ăn tráng miệng, khi thì bơ cắt miếng to rắc muối mè ăn với cơm, khi thì bơ trộn xà lách… Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món bơ dằm sơ (vẫn còn miếng lợn cợn) chan với nước mắm ngon. Cái béo ngậy của bơ hòa quyện với vị mặn mà và mùi thơm phức của nước nắm, chan lên bát cơm trắng nóng hổi đã trở thành món ăn tuyệt đỉnh ngày ấy.



Người ta ăn bơ vì mê, vì ghiền, ít ai chú ý đến công dụng tuyệt vời của quả bơ. Các nhà khoa học đã phát hiện bơ có công dụng phòng chống ung thư miệng, ung thư vú, bảo vệ mắt, làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim mạch… Nhiều nhà sản xuất còn dùng bơ để làm các loại mỹ phẩm đẹp da, mượt tóc.


Khách đi du lịch mùa Bơ Đaklak có thể một lần thử  món ăn độc đáo này. 

                                                                                                                           Theo Nghia Tran

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Du lịch 30 tháng 4 rong chơi Tây Nguyên - Buôn Ma Thuôt



Trong tiết trời mùa khô nắng đổ trên Buôn Ma Thuột, nắng vàng trải dài đón chào du khách ghé thăm. 
Một du khách nước ngoài đang "thưởng thức nắng Tây Nguyên"

Sau mùa tưới tháng Ba những trái cà phê non đang ấp ủ  trên cành bị  phủ một lớp bụi đất đỏ Tây Nguyên.
Bác nông dân đang chăm chút cây cà phê đang cho trái non

Buôn Ma Thuột một thành phố cao nguyên trải qua một trăm năm hình thành và phát triển đang ngày càng thay da đổi thịt. Vào trong trung tâm phố thị những con đường sầm uất người đi lại mua sắm tấp nập.  Tháng Tư  Tây Nguyên là mùa bướm vàng bay rợp đường, hàng đàn bướm vàng bay dập dờn xung quang lúc đậu lúc bay. 

Tháng tư Tây Nguyên - mùa Bướm vàng bay rợp trời

Du khách đến Buôn Ma Thuột mùa này sẽ có cơ hội đón nhưng cơn mưa đầu mùa mát rượi, gội rửa những bụi đất trên cây mở ra một thảm thiên nhiên xanh  mát dịu sau cơn mưa. 

Thảm cỏ xanh sau cơn mưa tại Resort Coffee Tour tháng 4/2012
Hãy liên hệ đến coffee Tour để book Tour, book phòng  và các dịch vụ du lịch khác. Vui lòng tham khảo tại Coffeetour.com.vn và coffeetourresort.com

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Làng cà phê Trung Nguyên - Buôn Ma Thuột

Làng cà phê Trung Nguyên là một cụm kiến trúc cổ độc đáo mang đậm chât Tây Nguyên có diện tích 20.000 m2 

Đến với Làng cà phê Trung Nguyên du khách sẽ được hòa mình trong không gian xanh, ngắm những cây cà phê cổ đan xen những pho tượng Tây Nguyên, nghe những huyền thoại và văn hóa cà phê các nước, tham quan không gian nhà dài Êđê, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn và lâu đời nhất của Tây Nguyên như bộ sưu tập cồng chiêng và các công cụ, nông cụ, vũ khí…, cần thiết trong đời sống hàng ngày và sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân Tây Nguyên; Những dụng cụ dùng trong quá trình trồng trọt, vận chuyển và chế biến cà phê của người dân Tây Nguyên được trưng bày trên chiếc k'pan. Làm bằng tấm ván gỗ dày và rất dài xẻ từ một thân cây cổ thụ, k'pan là biểu tượng cho sự sung túc của những gia đình Ê Đê giàu có.

Đặc biệt, du khách được thưởng thức nhiều phong cách cà phê thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, Italia, Nhật Bản, Brazil…, xem bộ sưu tập các loại máy xay, máy rang, máy sàng, máy phân loại, máy chiết xuất… cà phê của Đức từ năm 1700 đến nay. Và vừa nhâm nhi cà phê, vừa thưởng thức các chương trình biểu diễn “văn hóa văn nghệ” theo yêu cầu. Ngoài ra, Làng cà phê Trung Nguyên còn có khu ẩm thực, phục vụ trên 50 món ăn đặc sắc của ba miền nước Việt.

Làng cà phê Trung Nguyên, được xem như một bảo tàng về nông nghiệp của các dân tộc Tây Nguyên. Nhiều du khách đã tìm đến làng cà phê này không chỉ để thưởng thức hương vị cà phê độc đáo mà còn để chiêm ngưỡng không gian đặc sắc, đậm đà bản sắc Tây Nguyên.

Du khách còn có dịp trải nghiệm những kiến thức về cây cà phê từ việc tìm hiểu xuất xứ, cách trồng, chăm sóc cây, cách phân biệt cà phê và hiểu rõ hơn quá trình chế biến, pha chế đầy nghệ thuật. Đi xem những vườn cà phê cổ với các loại cà phê, chè, vối, mít, robusta, robica… đã được dày công sưu tập qua nhiều năm. Và thưởng thức lý cà phê thơm lừng bên những hòn “giả sơn” kỳ vĩ.

Thác Gia Long

Thác Gia Long nằm trên địa phận tỉnh Đắk Nông được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ thuần khiết, gần như chưa có bàn tay con người chạm vào. Ngắm thác Gia Long, du khách như đi vào một không gian thiên nhiên mênh mông, cảm giác như ta là người đến đây đầu tiên...

Thác Gia Long gắn với cái tên của một vị vua triều Nguyễn là vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại từng đặt chân đến ngọn thác này. Cảm hứng trước thiên nhiên xinh đẹp, ông cho xây dựng một dinh thự vào năm 1930 để vãn cảnh; lấy tên vua Gia Long đặt tên cho thác. Người dân địa phương lấy đó làm niềm tự hào.

Thác Gia Long nằm ở gần ranh giới giữa hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Dù đã được khai thác du lịch nhưng không gian nơi đây vẫn còn rất hoang sơ. Nước của con thác từ dòng sông Sêrêpok hùng vĩ của Tây Nguyên về đến đây bị những khối đá chắn lại tạo thành những tầng bậc. Lúc thì dịu dàng lách qua những hòn đá để chảy về hạ nguồn, lúc thì tuôn trào dữ dội. Vào mùa mưa, mặt thác rộng hơn 100 mét, nước từ trên cao đổ xuống tạo thành cuộn sóng lớn. Phía hạ nguồn con thác hình thành những hồ nước rộng lớn. Đây là các hồ tự nhiên nhưng hoàn chỉnh đến mức người ta cứ nghĩ có sự can thiệp của con người. Đẹp nhất phải kể đến hồ tắm Tiên. Vẻ đẹp hoang sơ hoàn mỹ của nó khiến người đời đã nghĩ ra một câu chuyện thần tiên để lý giải cho sự hình thành hồ trên núi này. Chuyện kể rằng, xưa trên trời cao, các nàng tiên nhìn thấy và thường xuyên đến đây vui đùa. Cái hồ rộng lớn ở chân thác quyến rũ các nàng tiên trút bỏ xiêm y để trầm mình trong làn nước mát lạnh. Vì thế, hồ nước này được gọi là hồ tắm Tiên. Khi đến đây vãn cảnh, vua Bảo Đại đã bị câu chuyện này cuốn hút. Đứng trước không gian thiên nhiên hữu tình, ông cũng thường tắm ở hồ nước này mỗi lần đến đây.

Trước đây, muốn vào thác Gia Long, người ta phải đi bộ hơn 10 cây số từ đường lớn. Vua chúa, người giàu thì cưỡi ngựa, cưỡi voi vào đây. Bây giờ, đường sá đã thông thương. Đường nhựa cho xe chạy vào gần đến thác. Do thác nằm xa hơn những ngọn thác khác của dòng Sêrêpok nên đa phần khách chỉ dừng chân lại ở những con thác bên ngoài, ít người đến thác Gia Long. Có lẽ vì thế mà thác mang tên một vị vua Triều Nguyễn vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ, không bị chi phối bởi những công trình kiến trúc. Ngay cả dinh thự của vua Bảo Đại xây dựng cũng đã bị chiến tranh tàn phá và sau này người ta không xây dựng lại.
Hệ sinh thái quanh khu vực thác Gia Long rất phong phú. Qua thác có vô số cây rừng cổ thụ, có nhiều cây tuổi thọ đến trăm năm. Những cây kiền kiền, bạch tùng, du sam, chò xót... với tàn cây rộng lớn và cao vút. Rừng nguyên sinh được bảo tồn nghiêm ngặt. Mật độ rừng rậm rạp và rộng lớn nên vẫn còn giữ được hệ sinh thái đa dạng, thu hút chim muông, thú rừng sinh sống. Không khí mát rượi, thiên nhiên thuần khiết nên hiện nay thác Gia Long được nhiều du khách đưa vào danh mục các điểm phải đến tại Việt Nam. Đến đây chỉ thấy khách Tây mà hiếm thấy khách Việt. Một điều dễ hiểu, du khách quốc tế thích đi tìm giá trị của thiên nhiên thuần khiết. Sau khi đến đây, họ ghi lại hồi ức và chia sẻ với cộng đồng mạng. Những người đến sau tiếp tục dò đường tìm đến thác Gia Long...

Bảo tàng Dân Tộc Đak Lak

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk được đặt tại tòa nhà Biệt điện Bảo Đại, một di tích lịch sử của Đắk Lắk, nằm tại số 4 đường Nguyễn Du thành phố Buôn Ma Thuột.

Khu nhà trước đây là biệt điện của vua Bảo Đại lúc đương vị và trước nữalà Tòa nhà Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, năm 1950 được giao lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, khi Buôn Ma Thuột được đặt trong vùng đất Tây nguyên Hoàng triều Cương thổ. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại vào năm 1940 với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dàiÊ Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại mà trong đó phần lớn là cây có nguồn gốc từ xưa cũ của đại ngàn từng bao bọc buôn làng của Ama Thuột. truyền thống của người dân tộc

Trong nhà bảo tàng trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét. Hiện tại, để có một không gian trưng bày phù hợp hơn, tương xứng hơn, người ta đang xây dựng khu nhà Bảo tàng mới thật to và hòanh tráng nằm ở góc phía bắc khuôn viên vườn. Hi vọng lúc ấy tòa nhà biệt điện cũng sẽ là một bảo tàng về một phần lịch sử của Buôn Ma Thuột gắn với ông vua ham chơi Bảo Đại, ông vua cuối cùng của tirều nhà Nguyễn ở Việt Nam.
Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk gồm hai tầng: 


Tầng 1: Trưng bày những hiện vật, hình ảnh giới thiệu về đặc điểm tự nhiên của Đắk Lắk, về văn hóa hai dân tộc thiểu số: Ê Đê và M'Nông. 

Các mô hình nhà sàn, trang phục, dụng cụ sản xuất, tượng nhà mồ, các bộ sưu tập ché rượu, gùi, trái bầu... 

Tầng 2: Trưng bày những hình ảnh, hiện vật về công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của đồng bào Đắk Lắk.

Ngoài ra bảo tàng cũng trưng bày những hình ảnh về công cuộc sản xuất kinh tế của người dân Đắk Lắk sau ngày giải phóng: sản xuất nông công nghiệp, trồng cao su, cà phê, chế biến mủ cao su, làm thủy điện... các hoạt động y tế, du lịch... 
(Nguồn: buonmathuot.gov.vn)