Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Chương trình đêm nhạc Ngọn lửa Tây Nguyên


Được thành lập vào năm 2010, hội ĐắkLắk tại Tp. Hồ Chí Minh đã có trên 5.000 thành viên. Định hướng của hội là tạo ra nhiều sân chơi, môi trường sinh hoạt lành mạnh bổ ích cho sinh viên xa nhà, góp phần mang hình ảnh, bản sắc văn hóa của quê hương ĐắkLắk giới thiệu đến các bè bạn thông qua các chương trình như: chương trình từ thiện, tham gia Ngày hội Sáng tạo Vì khát vọng Việt, chương trình giao lưu, tổ chức chương trình đêm nhạc “Ngọn lửa Tây Nguyên”.
Thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng, đến thế hệ tương lai của đất nước, đặc biết là hội ĐắkLắk tại Tp. Hồ Chí Minh, công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê đã tài trợ:
  1.  Phần quà 10.000.000đ: Trao quỹ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó.
  2. 200 cuốn sách Nghĩ giàu làm giàu.
  3. Tour Hành trình kết nối: Dành tặng cho 06 đội trưởng của hội để truyền đạt thông tin, kiến thức về  Văn hóa Cà phê, tinh thần Cà phê.
Chương trình đêm nhạc “Ngọn lửa Tây Nguyên” đã thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh của đêm nhạc:
dem-nhac-ngon-lua-tay-nguyen

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Kỳ lạ khu rừng nguyên sinh giữa thành phố

Chỉ khi bị mất phương hướng giữa vô số những gốc cây lớn nhỏ đan xen nhau tầng tầng lớp lớp tôi mới thực sự tin cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột chỉ 10km vẫn tồn tại một khu rừng nguyên sinh hùng vĩ đến như vậy. Đó chính là rừng thiêng Chư H’lăm được các thế hệ dân bản người Ê Đê buôn Ea Mắp (Thị trấn Ea Pôk, Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đăk Lăk) nâng niu, bảo vệ như báu vật từ đời này qua đời khác.

Lời nguyền truyền kiếp
Ánh mắt xa xăm nhìn về rừng già bạt ngàn, già làng Y Ruê Mlô kể cho chúng tôi nghe về sự tích rừng thiêng Chư H’lăm. Bằng giọng nói khỏe khoắn, vang xa như tiếng chiêng của người Ê Đê, câu chuyện của già làng Y Ruê Mlô như vọng về từ xa xưa trong tiếng mưa rừng. Theo già Mlo, “H’lăm” theo tiếng Ê Đê có nghĩa là “loạn luân” và Chư H’lăm có nghĩa là ngọn đồi loạn luân. Cái tên kỳ lạ này vốn bắt nguồn từ câu chuyện về hai anh em đã phạm vào “luật trời”. Người anh tên là Y Din, còn em gái là Hoan.
Đến nay, các cao niên trong buôn còn kể rằng, chẳng hiểu vì ma xui quỷ khiến mà giữa hai anh em ruột thịt lại nảy sinh tình cảm nam nữ. Bất chấp những luật tục hà khắc đã có từ ngàn đời, bất chấp những hình phạt khắc nghiệt về tội loạn luân, càng lớn, họ càng đem lòng yêu thương nhau tha thiết, muốn được cùng nhau nên vợ nên chồng. Khi cái tin đôi trai gái cùng cha mẹ yêu nhau đã phạm vào “phép trời” ấy vừa được loan đi, họ liền bị dân làng bắt phạt một con trâu trắng để cúng tạ tội với Giàng. Đôi trai gái đi khắp nơi lên, rừng xuống biển để tìm trâu trắng mà không sao tìm được nên họ đành dâng lên già làng một con heo trắng.

Một trong số những cây đại thụ của rừng H’lăm.