Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2012), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa với chủ đề “ Sắc màu dã quỳ”.
Hơn 50 bức ảnh phản ánh cảnh sống và sinh hoạt của người phụ nữ Tây Nguyên. Là hình ảnh người bà, người mẹ với những nếp nhăn thời gian hằn trên khuôn mặt, là những cô gái trẻ căng tràn sức sống trong sinh hoạt thường ngày như dệt vải, giã gạo, nhảy múa…
Đây là lần thứ hai nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa tổ chứ triển lãm tại bảo tàng Đà Nẵng và là bộ ảnh về phụ nữ đầu tiên của tác giải.
Được biết, triễn lãm diễn ra từ 18/10 – 25/12/2012.
Dưới đây là những bức ảnh trong bộ sưu tập "Sắc màu dã quỳ":
Vẻ đẹp của A’ko Hdông không chỉ ở những mảng ghép thiên nhiên yên bình mà còn là những con người gần gũi, ẩn chứa bên trong một tâm hồn sống động luôn tràn đầy sức sống… Tuy khoảng cách chỉ chừng 2 km, đường đi không khó nhưng do xuất phát lúc xế trưa nên cái nắng làm tôi toát mồ hôi. Dù vậy, cái mệt ấy chẳng thấm vào so đâu với cảm giác khoái chí khi được khám phá một điểm đến mới, lạ mắt… Vừa qua cổng Trường THPT Lê Quý Đôn, đoạn cuối đường Trần Nhật Duật, con đường vào buôn bắt đầu hiện hữu rõ hơn.
Đường đã được bê tông hóa, phần lớn nhà cửa xây gạch hiện đại… nhưng màu sắc của văn hóa đồng bào Ê Đê vẫn còn lưu giữ với những ngôi nhà sàn dài, lâu năm nằm rải rác khắp nơi. Một sự giao thoa văn hóa tạo nên nét đặc trưng rất riêng của A’ko Hdông so với những vùng đất khác tôi từng đến. Nếu có nhã ý vào xem kiến trúc những ngôi nhà này, du khách có thể xin phép chủ nhà. Họ sẵn sàng làm hướng dẫn viên tại gia giúp bạn hiểu hơn về nếp sống, văn hóa... của đồng bào nơi đây.
Đứng trước thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên đang dần mai một, chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê, đã tìm mọi cách để bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống này.
Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền và không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên, nghề này đang dần bị mai một trong thời gian gần đây khiến cho chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê hết sức trăn trở. Chị nung nấu ý định phải tìm cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên đất cao nguyên.
Các xã viên làm việc tại Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Dáng người dong dỏng cao, đôi mắt sáng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, đó là ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với chị H’Yam BKrông - Chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Loại cà phê có tên Black Ivory của Thái Lan có giá bán 1.100 USD/kg, tương đương với 50 USD/tách (hơn 1 triệu đồng). Đây được coi là một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới.
Chuỗi khách sạn Anantara ở Thái Lan tự sản xuất cà phê tại một trại nuôi voi lớn đằng sau khu nghỉ dưỡng Tam giác Vàng ở Chiang Rai. Đại diện khu nghỉ dưỡng này cho biết: “Nghiên cứu cho thấy trong quá trình tiêu hóa, enzym của voi phân hủy protein trong hạt cà phê. Do protein là một trong những nhân tố chính tạo vị đắng của cà phê, nên càng ít protein thì cà phê càng bớt đắng”.
Cà phê phân voi có giá hơn 1 triệu đồng/tách
Tuy nhiên, cà phê không đắng có giá siêu đắt. Loại cà phê voi này có tên Black Ivory (ngà đen), được bán với giá 1.100 USD/kg, tương đương 50 USD/tách – một trong những tách cà phê đắt nhất thế giới. Trong khi đó, cà phê chồn chỉ có giá 500-600 USD/kg, tương đương 30 USD/tách.
Hiện giờ, cà phê voi chỉ có ở 4 khu nghỉ dưỡng của khách sạn Anantara ở Maldives ngoài khu Tam giác Vàng ở Thái Lan. Theo khách sạn Anantara, quá trình làm cà phê voi bắt đầu bằng việc chọn loại cà phê arabica của Thái Lan ngon nhất, trồng ở độ cao 1.500 mét.
Voi ăn các hạt cà phê này, tiêu hóa chúng và thải ra phân. Từng hạt cà phê sẽ được người ta nhặt bằng tay, sau đó phơi khô dưới ánh nắng. Chế biến cà phê được làm ở Hội voi Châu Á Tam giác Vàng thuộc khu nghỉ dưỡng.
Cư dân bản địa Tây Nguyên từ bao đời nay luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Họ gọi rừng là “bà mẹ” đầy ân sủng, vì từ nguồn tài nguyên này đã cho con người ở đây nguồn sống dồi dào, phong phú. Những mớ rau, mụt măng, đọt mây, trái cà đắng… từ lâu là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, và giờ đây, những đặc sản đó đang trở thành món ngon của rừng dâng tặng thực khách gần xa khi tìm đến với vùng đất Tây Nguyên. Khó quên vị đắng đọt mây
Vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay, mà còn có những đọt mây mọc hoang chằng chịt trong rừng. Người ta chọn những đọt mây non tơ, bụ bẫm (dài khoảng ba bốn gang tay) mang về tước bỏ phần vỏ lá, sau đó nướng lên cho mềm rồi xé nhỏ từng sợi để nấu với nhiều loại thực phẩm khác như cá, thịt, mắm… đều tạo nên những món ăn ngon. Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên xưa thường nấu đọt mây với cá khô, thịt khô treo sẵn trên giàn bếp. Và cái thứ thức ăn (khô hoặc nước sền sệt) này cho người ăn vị đăng đắng khó quên. Nhiều người bảo ăn đọt mây vào sẽ trị được bệnh sốt rét, tiêu chảy đường ruột. Điều đó đã được kinh nghiệm thực tiễn từ đời sống ẩm thực của cư dân miền núi ngày xưa chắt lọc ra. Thật kỳ lạ: “kinh nghiệm” ấy là cả một sự khảo cứu, kết luận nghiêm túc của tri thức dân gian, bởi khi giở cuốn “Những cây thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì mới rõ rằng đọt mây rừng hàm chứa đầy đủ những dược tính trên.
Lá bép, đọt mây là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình người dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Ngày nay món ăn đọt mây đã hiện diện trong các nhà hàng, từ bình dân cho đến sang trọng cũng nhờ sự kết hợp đặc biệt của nó-vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trị bệnh công dụng.
Được thiết kế như một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét đặc trưng độc đáo riêng biệt của vùng đất đại ngàn, từ văn hóa đến vẻ đẹp của tự nhiên được thổi vào phong cách thiết kế, chất liệu, bày trí, Làng cà phê Trung Nguyên là một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc Tây Nguyên, là nơi thưởng thức cà phê, khám phá những không gian khác nhau của sự hoài cổ, của sự hùng vĩ, của sự bình yên...
Có nhiều không gian thưởng thức cà phê cho các tín đồ chọn: như khu nhà cổ, bên thác nước và đặc biệt là trong lòng vách thác là một không gian bar cà phê huyền bí và lãng mạn.
Khu vực nhà cổ gồm 3 gian nhà liền kề. Đó là những gian nhà được Trung Nguyên cất công mua và vận chuyển từ Huế lên Buôn Ma Thuột. Gian nhà lớn nhất có đến 152 cột.
Khuôn viên nối các gian nhà cổ là những khoảng xanh với cây cà phê cổ, bãi cỏ. Khi có những hội nghị, tiệc chiêu đãi chính khách, tại đây là không gian biểu diễn cà phê Ethiopia, với những cô gái barista trong trang phục người Ethiopia rang, giã cà phê và pha vào những chiếc bình đen, mà khi mời cà phê sẽ mới kèm theo bắp rang.
Cuối không gian Làng cà phê, nơi bước chân du khách được dẫn dắt bởi hàng đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý giúp những người yêu mảnh đất bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thuở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và tiếng kể sử thi huyền bí, nồng men rượu cần.
Không gian này cũng là nơi du khách khám phá về hành trình của cà phê thông qua bộ sưu tầm hàng đầu thế giới về cà phê: Bảo tàng cà phê với hàng ngàn hiện vật, những người yêu cà phê có thể khám phá các văn hóa cà phê khác thông qua bảo tàng này.
Dịch vụ tại Làng Cà Phê:
1.Tham quan bảo tàng
- Bảo tàng Cà Phê
- Bảo tàng hiện vật cổ Tây Nguyên
2. Siêu thị đặc sản Tây Nguyên
- Khu trưng bày và bán các sản phẩm Cà Phê, các đặc sản của Tây Nguyên, các món quà lưu niệm mỹ nghệ, kỹ nghệ.
3.Lưu trú -- Resort Coffee tour
- Resort: 18 Villa
- Khách sạn: 15 phòng tiêu chuẩn 3 sao.
- Dịch vụ khác: spa, xe đưa đón ở sân bay BMT.
4.Ẩm thực
- Tổ chức Buffet vào tối thứ 7 hàng tuần
- Tổ chức tiệc sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị
5. Tổ chức tour
- Tổ chức tour chuyên đề về Cà Phê (Coffee Tour): tham quan các điểm đến hấp dẫn tại khu du lịch thác Dray Nur, Dray Sap, Gia Long, Trinh Nữ , tham quan nhà máy sản xuất Cà Phê G7, trang trại trồng Cà Phê và tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật "Tinh hoa đất Bazan".
- Tổ chức City tour: tham quan thành phố và các điểm đến.
- Tổ chức các tour du lịch trong nước và nước ngoài.
6. Vận tải
- Cho thuê xe Jeep, môtô địa hình.
- Xe ngựa tham quan thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Tổ chức Event
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật "Chương trình tinh hoa đất Bazan" (tham quan bảo tàng Tây Nguyên, bảo tàng Cà Phê thế giới, thưởng thức cách pha chế Cà Phê Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản và Việt Nam).
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc
- Tổ chức các cuộc thi Hoa hậu
8. Các dịch vụ khác
- Chụp hình lưu niệm
- Khu vui chơi trẻ em
- Quầy bán kem tươi
- Vé máy bay trong và ngoài nước
- Book phòng khách sạn, phòng hội nghị, Resort online, qua điện thoại.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ - Thành viên Tập đoàn TRUNG NGUYÊN
82-84 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM | Tel: 08.39251845/46
Tại Ý, khoảng những năm 1605, Giáo hoàng Clement VII sau khi nếm thử “thứ nước ma quái” - cà phê - đã nhận xét: “Thức uống ngon thế này mà chỉ dành riêng cho dân Hồi giáo thì sẽ là cái tội. Chúng ta sẽ khuất phục được quỷ Satan và ban phép lành để cà phê trở thành thức uống của người Thiên Chúa giáo.”
Tuy nhiên tiêu dùng cà phê tại Ý thực sự gia tăng từ sau năm 1615 khi nhà thám hiểm - nhà ngôn ngữ học Pietro Della Valle viết ra những lời khen tặng rất đẹp dành cho cà phê: “từ Constantinope trở về quê nhà, tôi sẽ mang theo cà phê để giới thiệu cho mọi người một loại thức uống kỳ diệu mà có lẽ chưa phổ biến”. Nhiều thập niên sau đó, hạt cà phê đã xuất hiện trong các cửa hàng dược phẩm để phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu dùng chất kích thích tại Rome.
Theo một số tài liệu, sự xuất hiện của các cửa hàng bán cà phê như một loại hàng hóa (chứ không phải dược phẩm) tại Ý lần đầu tiên là vào năm 1683 tại thành phố Piazza San Marco. Thành công của chúng đến nhanh và chúng trở thành các quán café nhỏ trên khắp thành phố.