Hiển thị các bài đăng có nhãn buon A'ko'Hong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn buon A'ko'Hong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Yên bình A’ko Hdông


Vẻ đẹp của A’ko Hdông không chỉ ở những mảng ghép thiên nhiên yên bình mà còn là những con người gần gũi, ẩn chứa bên trong một tâm hồn sống động luôn tràn đầy sức sống…
Tuy khoảng cách chỉ chừng 2 km, đường đi không khó nhưng do xuất phát lúc xế trưa nên cái nắng làm tôi toát mồ hôi. Dù vậy, cái mệt ấy chẳng thấm vào so đâu với cảm giác khoái chí khi được khám phá một điểm đến mới, lạ mắt… Vừa qua cổng Trường THPT Lê Quý Đôn, đoạn cuối đường Trần Nhật Duật, con đường vào buôn bắt đầu hiện hữu rõ hơn.


Đường đã được bê tông hóa, phần lớn nhà cửa xây gạch hiện đại… nhưng màu sắc của văn hóa đồng bào Ê Đê vẫn còn lưu giữ với những ngôi nhà sàn dài, lâu năm nằm rải rác khắp nơi. Một sự giao thoa văn hóa tạo nên nét đặc trưng rất riêng của A’ko Hdông so với những vùng đất khác tôi từng đến. Nếu có nhã ý vào xem kiến trúc những ngôi nhà này, du khách có thể xin phép chủ nhà. Họ sẵn sàng làm hướng dẫn viên tại gia giúp bạn hiểu hơn về nếp sống, văn hóa... của đồng bào nơi đây.

binh yen buon a'ko Hdong
Một góc vườn sinh thái A’ko Hdông - Ảnh: Minh Úc

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

MÓN NGON CỦA... RỪNG

Cư dân bản địa Tây Nguyên từ bao đời nay luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Họ gọi rừng là “bà mẹ” đầy ân sủng, vì từ nguồn tài nguyên này đã cho con người ở đây nguồn sống dồi dào, phong phú. Những mớ rau, mụt măng, đọt mây, trái cà đắng… từ lâu là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, và giờ đây, những đặc sản đó đang trở thành món ngon của rừng dâng tặng thực khách gần xa khi tìm đến với vùng đất Tây Nguyên.

Khó quên vị đắng đọt mây
Vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay, mà còn có những đọt mây mọc hoang chằng chịt trong rừng. Người ta chọn những đọt mây non tơ, bụ bẫm (dài khoảng ba bốn gang tay) mang về tước bỏ phần vỏ lá, sau đó nướng lên cho mềm rồi xé nhỏ từng sợi để nấu với nhiều loại thực phẩm khác như cá, thịt, mắm… đều tạo nên những món ăn ngon. Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên xưa thường nấu đọt mây với cá khô, thịt khô treo sẵn trên giàn bếp. Và cái thứ thức ăn (khô hoặc nước sền sệt) này cho người ăn vị đăng đắng khó quên. Nhiều người bảo ăn đọt mây vào sẽ trị được bệnh sốt rét, tiêu chảy đường ruột. Điều đó đã được kinh nghiệm thực tiễn từ đời sống ẩm thực của cư dân miền núi ngày xưa chắt lọc ra. Thật kỳ lạ: “kinh nghiệm” ấy là cả một sự khảo cứu, kết luận nghiêm túc của tri thức dân gian, bởi khi giở cuốn “Những cây thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì mới rõ rằng đọt mây rừng hàm chứa đầy đủ những dược tính trên.
Khó quên vị đắng đọt mây
Lá bép, đọt mây là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình người dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Ngày nay món ăn đọt mây đã hiện diện trong các nhà hàng, từ bình dân cho đến sang trọng cũng nhờ sự kết hợp đặc biệt của nó-vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trị bệnh công dụng.