Cư dân bản địa Tây Nguyên từ bao đời nay luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Họ gọi rừng là “bà mẹ” đầy ân sủng, vì từ nguồn tài nguyên này đã cho con người ở đây nguồn sống dồi dào, phong phú. Những mớ rau, mụt măng, đọt mây, trái cà đắng… từ lâu là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, và giờ đây, những đặc sản đó đang trở thành món ngon của rừng dâng tặng thực khách gần xa khi tìm đến với vùng đất Tây Nguyên. Khó quên vị đắng đọt mây
Vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay, mà còn có những đọt mây mọc hoang chằng chịt trong rừng. Người ta chọn những đọt mây non tơ, bụ bẫm (dài khoảng ba bốn gang tay) mang về tước bỏ phần vỏ lá, sau đó nướng lên cho mềm rồi xé nhỏ từng sợi để nấu với nhiều loại thực phẩm khác như cá, thịt, mắm… đều tạo nên những món ăn ngon. Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên xưa thường nấu đọt mây với cá khô, thịt khô treo sẵn trên giàn bếp. Và cái thứ thức ăn (khô hoặc nước sền sệt) này cho người ăn vị đăng đắng khó quên. Nhiều người bảo ăn đọt mây vào sẽ trị được bệnh sốt rét, tiêu chảy đường ruột. Điều đó đã được kinh nghiệm thực tiễn từ đời sống ẩm thực của cư dân miền núi ngày xưa chắt lọc ra. Thật kỳ lạ: “kinh nghiệm” ấy là cả một sự khảo cứu, kết luận nghiêm túc của tri thức dân gian, bởi khi giở cuốn “Những cây thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì mới rõ rằng đọt mây rừng hàm chứa đầy đủ những dược tính trên.
Lá bép, đọt mây là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình người dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Ngày nay món ăn đọt mây đã hiện diện trong các nhà hàng, từ bình dân cho đến sang trọng cũng nhờ sự kết hợp đặc biệt của nó-vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trị bệnh công dụng.
Được thiết kế như một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét đặc trưng độc đáo riêng biệt của vùng đất đại ngàn, từ văn hóa đến vẻ đẹp của tự nhiên được thổi vào phong cách thiết kế, chất liệu, bày trí, Làng cà phê Trung Nguyên là một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc Tây Nguyên, là nơi thưởng thức cà phê, khám phá những không gian khác nhau của sự hoài cổ, của sự hùng vĩ, của sự bình yên...
Có nhiều không gian thưởng thức cà phê cho các tín đồ chọn: như khu nhà cổ, bên thác nước và đặc biệt là trong lòng vách thác là một không gian bar cà phê huyền bí và lãng mạn.
Khu vực nhà cổ gồm 3 gian nhà liền kề. Đó là những gian nhà được Trung Nguyên cất công mua và vận chuyển từ Huế lên Buôn Ma Thuột. Gian nhà lớn nhất có đến 152 cột.
Khuôn viên nối các gian nhà cổ là những khoảng xanh với cây cà phê cổ, bãi cỏ. Khi có những hội nghị, tiệc chiêu đãi chính khách, tại đây là không gian biểu diễn cà phê Ethiopia, với những cô gái barista trong trang phục người Ethiopia rang, giã cà phê và pha vào những chiếc bình đen, mà khi mời cà phê sẽ mới kèm theo bắp rang.
Cuối không gian Làng cà phê, nơi bước chân du khách được dẫn dắt bởi hàng đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý giúp những người yêu mảnh đất bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thuở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và tiếng kể sử thi huyền bí, nồng men rượu cần.
Không gian này cũng là nơi du khách khám phá về hành trình của cà phê thông qua bộ sưu tầm hàng đầu thế giới về cà phê: Bảo tàng cà phê với hàng ngàn hiện vật, những người yêu cà phê có thể khám phá các văn hóa cà phê khác thông qua bảo tàng này.
Dịch vụ tại Làng Cà Phê:
1.Tham quan bảo tàng
- Bảo tàng Cà Phê
- Bảo tàng hiện vật cổ Tây Nguyên
2. Siêu thị đặc sản Tây Nguyên
- Khu trưng bày và bán các sản phẩm Cà Phê, các đặc sản của Tây Nguyên, các món quà lưu niệm mỹ nghệ, kỹ nghệ.
3.Lưu trú -- Resort Coffee tour
- Resort: 18 Villa
- Khách sạn: 15 phòng tiêu chuẩn 3 sao.
- Dịch vụ khác: spa, xe đưa đón ở sân bay BMT.
4.Ẩm thực
- Tổ chức Buffet vào tối thứ 7 hàng tuần
- Tổ chức tiệc sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị
5. Tổ chức tour
- Tổ chức tour chuyên đề về Cà Phê (Coffee Tour): tham quan các điểm đến hấp dẫn tại khu du lịch thác Dray Nur, Dray Sap, Gia Long, Trinh Nữ , tham quan nhà máy sản xuất Cà Phê G7, trang trại trồng Cà Phê và tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật "Tinh hoa đất Bazan".
- Tổ chức City tour: tham quan thành phố và các điểm đến.
- Tổ chức các tour du lịch trong nước và nước ngoài.
6. Vận tải
- Cho thuê xe Jeep, môtô địa hình.
- Xe ngựa tham quan thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Tổ chức Event
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật "Chương trình tinh hoa đất Bazan" (tham quan bảo tàng Tây Nguyên, bảo tàng Cà Phê thế giới, thưởng thức cách pha chế Cà Phê Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản và Việt Nam).
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc
- Tổ chức các cuộc thi Hoa hậu
8. Các dịch vụ khác
- Chụp hình lưu niệm
- Khu vui chơi trẻ em
- Quầy bán kem tươi
- Vé máy bay trong và ngoài nước
- Book phòng khách sạn, phòng hội nghị, Resort online, qua điện thoại.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ - Thành viên Tập đoàn TRUNG NGUYÊN
82-84 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM | Tel: 08.39251845/46
Tại Ý, khoảng những năm 1605, Giáo hoàng Clement VII sau khi nếm thử “thứ nước ma quái” - cà phê - đã nhận xét: “Thức uống ngon thế này mà chỉ dành riêng cho dân Hồi giáo thì sẽ là cái tội. Chúng ta sẽ khuất phục được quỷ Satan và ban phép lành để cà phê trở thành thức uống của người Thiên Chúa giáo.”
Tuy nhiên tiêu dùng cà phê tại Ý thực sự gia tăng từ sau năm 1615 khi nhà thám hiểm - nhà ngôn ngữ học Pietro Della Valle viết ra những lời khen tặng rất đẹp dành cho cà phê: “từ Constantinope trở về quê nhà, tôi sẽ mang theo cà phê để giới thiệu cho mọi người một loại thức uống kỳ diệu mà có lẽ chưa phổ biến”. Nhiều thập niên sau đó, hạt cà phê đã xuất hiện trong các cửa hàng dược phẩm để phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu dùng chất kích thích tại Rome.
Theo một số tài liệu, sự xuất hiện của các cửa hàng bán cà phê như một loại hàng hóa (chứ không phải dược phẩm) tại Ý lần đầu tiên là vào năm 1683 tại thành phố Piazza San Marco. Thành công của chúng đến nhanh và chúng trở thành các quán café nhỏ trên khắp thành phố.
Sống ở vùng biển đã lâu, quen với những con sóng vỗ rì rào của biển cả và những cơn gió mặn mòi của đại dương nên chuyến đi Tây Nguyên vừa qua đã làm tôi thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang dại của núi rừng và màu xanh thẳm bạt ngàn, sự hùng vĩ của những dòng thác ngày đêm rì rầm tuôn chảy của vùng đất Tây Nguyên.
Chuyến xe từ thành phố biển Nha Trang đưa chúng tôi đến mảnh đất Tây Nguyên vào một buổi sáng đầu tháng 8. Sau khi qua con đèo Phượng Hoàng uốn lượn là đến Dak Lak, vừa bước xuống xe cái lạnh bất chợt lùa vào qua làn áo. Xung quanh tôi, những sắc màu hoa dại và sương trắng tràn ngập cả con đường. Tôi đã bắt đầu bị cuốn hút bởi cái vẻ hoang sơ huyền bí của núi rừng, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn...
Điểm đến đầu tiên trong chuyến du ngoạn Tây Nguyên của chúng tôi là Bản Đôn. Tại đây, chúng tôi được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn làng và vượt sông Sêrêpôk để đến với Vườn Quốc gia Yok Đôn. Bên cạnh những cảm giác thú vị ngồi lắc lư trên lưng voi, chúng tôi còn được thưởng thức một cảm giác mạnh khác là cái lắc lư nghiêng ngả của cầu treo Buôn Đôn. Chiếc cầu treo dài trên 100 mét bắc ngang lưng chừng những rặng si già vượt qua dòng sông đến ốc đảo Ea Nô, với bãi tắm tiên, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ…Trên cầu treo, có những nhà hàng tươm tất và mát mẻ dành cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước. Tại đây, chúng tôi được thưởng thức những món ăn đặc sản như cơm lam, gà nướng, heo nướng, canh cá lăng, những món ăn đặc sản từ dòng sông Sêrêpôk. Ngoài ra, còn có những món ăn rất đặc trưng như: hoa chuối rừng, rau rừng, đọt mây rừng... Bản Đôn có bán nhiều món quà lưu niệm mang đậm nét Tây Nguyên được chế tác từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và được làm bằng nguyên liệu tại chỗ như: gùi, bầu đựng nước, vải thổ cẩm được dệt bằng tay từ nguyên liệu bông vải và nhiều mặt hàng khác có giá trị nghệ thuật cao.
Cưỡi voi trở về với bản làng.
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là thác Dray Nur hùng vĩ, là một thác nước trên dòng sông Sêrêpôk, cách TP. Buôn Ma Thuột
Sáng này 13-9, lãnh đạo và nhân viên Kinh doanh Inbound, Outbound của Công ty Đặng Lê đã đến tham quan Hội chợ Du Lịch Quốc tế TP. HCM 2012 (ITE HCMC 2012) tại Trung tâm hội chợ & Triển Lãm Sài Gòn, Quận 7. Mục tiêu của buổi tham quan này nhằm trao đổi thông tin, giới thiệu tới các đối tác trong và ngoài nước các tuyến điểm mới, hấp dẫn như Khu du lịch thác Dray Nur, Dray sap, Gia Long, Trinh Nữ, Làng Cà phê mà Công ty Đặng Lê đang khai thác và phát triển tại Tp. Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để Công ty Đặng Lê tìm kiếm các đối tác nước ngoài tiềm năng để hợp tác trong thời gian tới. Diễn ra từ nay đến ngày 15/9, hội chợ thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiệp đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh tiêu chí hướng đến việc tối đa hóa lợi ích mang lại cho các cơ quan xúc tiến du lịch, đơn vị kinh doanh, các chuyên gia ngành du lịch … mục đích chính của hội chợ là tập trung quảng bá hình ảnh các điểm đến trong và ngoài nước, nổi bật là chủ đề “Bốn quốc gia - một điểm đến” bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Một số hình ảnh về hội chợ ITE 2012:
Vụ trưởng Du lịch Cambodia - Ông PRAK CHANDARA (mặc vét xám) và Ông Mr.Southea – Tổng Giám đốc Cty TNHH đầu tư dịch vụ Du lịch SR Angkor tại Campuchia chụp hình lưu niệm cùng Ông Triệu Công Tinh Thanh - GĐĐH và nhân viên Công ty Đặng Lê
Chiều đã buông mành. Palây (thôn) Do nồng ấm hơi thở của núi rừng. Những nếp nhà đã bập bùng bếp lửa gọi chiều. Không khó để tìm nhà Chamaléa Âu – nghệ nhân duy nhất ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn – Ninh Thuận, người biết chế tác và biểu diễn tọ chapi bởi thanh âm của tọ chapi lúc trầm tỉ tê, da diết, lúc rạo rực, lúc khoan nhặt xa xăm len trong gió vọng về.
“Ama buồn lắm…”
Khác với hình dung của tôi, đã qua gần 60 mùa rẫy mà Ama Âu vẫn tinh anh như con nai rừng Ma Nới. “Nhà báo hả?”- già lên tiếng khi tôi chưa kịp mở lời. “Không phải đâu, chỉ là người mê tiếng đàn chapi của đồng bào Raglai thôi” – tôi nói và cất tiếng mô phỏng âm giai tọ chapi: Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng/ Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng.
Mắt Ama Âu sáng lên, tôi biết mình đã bắt đúng nhịp lòng của Ama, người luôn đau đáu níu giữ ước mơ chapi vọng xa của người Raglai. “Sao lại chơi đàn một mình?” – tôi hỏi. “Ama buồn lắm. Bọn thanh niên bây giờ nó không thích tọ chapi nữa, nó thích cái nhạc mới thôi…”.
Gương mặt truyền nhân tọ chapi cuối cùng của vùng Ma Nới
Theo lời của Ama, quả thực, giờ đây trong lễ mời Yàng Ngok, Yàng Gru (thiên thần), Yàng Muk Kay (nhân thần) về ăn lúa mới của gia tộc đã không còn xuất hiện tiếng đàn chapi nữa, may chăng tọ chapi chỉ thảng hoặc trong lễ hội của buôn làng hay trong những lần xuống núi biểu diễn nhân dịp hội hè.
Sáng ngày 1-9 tại Khu du lịch thác Dray nur đã đón tiếp các thanh thiếu niên và đoàn thanh niên Tp. Buôn Ma Thuột đến tham gia chương trình "Coffee tour - Hành trang vào đời". Chương trình này dã mang đến cho các bạn rất nhiều điều thú vị để chuẩn bị bước vào năm học mới. Bên cạnh việc vui chơi giải trí, chương trình đã mang đến kỹ năng sống bắt đầu cho một năm học mới tốt đẹp để chinh phục ước mơ của mình. Qua chương trình này các bạn sẽ tìm được đích đến để phấn đấu, lập được kế hoạch trong học tập, trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.