Cũng như thần thoại Hy Lạp, sử thi Tây Nguyên gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư… Điều thú vị và hấp dẫn ở sử thi Tây Nguyên là những giá trị lịch sử, giá trị văn hoá của nó với những cứ liệu lịch sử đầy thuyết phục về một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà theo một số nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỷ XVI khi xã hội Tây Nguyên có những thay đổi to lớn do các cuộc chiến tranh của các buôn làng… Cũng theo các tài liệu lịch sử, sử thi Tây Nguyên đã được biết đến từ khá lâu, từ thời Pháp thuộc, đầu những năm hai mươi của thế kỷ trước, nhưng đến gần đây, mới được nghiên cứu, khai thác một cách quy mô, sâu rộng.
Điều muốn nói ở sử thi Tây Nguyên là ở cách kể độc đáo. Dù văn bản có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu, nhưng vẫn có các cụ già thuộc lòng. Họ là những nghệ nhân, là những “kho tàng sống”, góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần vô giá của người Tây Nguyên. Đêm đêm bên bếp lửa nhà sàn các nghệ nhân trầm ngâm kể cho con cháu nghe, thường phải kể hàng chục đêm mới xong… Có lẽ vì được sáng tác theo một loại văn vần đặc biệt của người Tây Nguyên nên người ta dễ thuộc, dễ nhớ đến như vậy. Nhưng còn một lý do quan trọng hơn là tình yêu thiết tha và lòng say mê đối với vốn văn hoá vô giá của dân tộc. Với họ mỗi lần kể sử thi (người ÊĐê gọi là kể khan) là mỗi lần được nhập cuộc, được sống lại không khí cuộc sống cộng đồng cách nay hàng trăm năm… Ai đã được nghe kể khan ÊĐê thì hẳn không quên được ấn tượng của những đêm Tây Nguyên khi bên bếp lửa bập bùng và bên ché rượu cần giữa nhà rông hay nhà dài, nghệ nhân ngồi kể Sử Thi và xung quanh con cháu, buôn làng ngồi nghe như nuốt từng lời, như hoà vào không khí huyền ảo, lung linh.
Ngoài cách kể trên, còn có một cách kể độc đáo hơn. Đó là nằm kể. Nghệ nhân nằm trên một chiếc ghế chỉ dành cho khách quý và là chỗ của giàn cồng chiêng trong các ngày lễ hội lớn. Họ nằm đấy “đầu gối lên một chiếc gối cao, tay gác lên trán, trang nhã và đẹp như một vị tiên”. Và có điều rất kỳ lạ “ông cụ nhắm mắt lại mà kể. Vì sao vậy? Chính ở đây chứa đựng một trong những điều bí ẩn tuyệt diệu nhất của sử thi Tây Nguyên…” (Nguyên Ngọc).
Liên hệ Coffee Tour - 098 831 30 30 để biết thêm thông tin Tour, giá Tour tham khảo
1 TP.HCM – VŨ KHÚC M’JOR CÀ PHÊ - TINH HOA VÙNG ĐẤT BAZAN (2N-1Đ) Máy Bay Thứ 7 hàng tuần 1.699.000đ
2 TPHCM – MỘT NGÀY LÀM NÔNG – KHÁM PHÁ ĐẶC SẢN CÀ PHÊ CHỒN ( 2N1Đ) Máy Bay Thứ 7 hàng tuần 2.300.000đ
3 TP.HCM - KHÁM PHÁ THỦ PHỦ VÀNG ĐEN (3N2Đ) Ô Tô Thứ 6 hàng tuần 3.350.000đ
4 TP.HCM – VỀ VỚI THÁNH ĐỊA CÀ PHÊ – VŨ KHÚC M’JOR CÀ PHÊ (3N2Đ) Máy Bay Thứ 6 hàng tuần 2.650.000đ
5 TP.HCM - BIỂN XANH NHA TRANG – ĐẠI NGÀN CÀ PHÊ (4N4Đ) Máy Bay + Tàu Hỏa Thứ 5 hàng tuần 4.600.000đ
6 TP.HCM – CAO NGUYÊN XANH – PHỐ BIỂN NHA TRANG (5N4Đ) Ô Tô Thứ 4 hàng tuần 5.700.000đ
7 TP.HCM – Thế Giới Cà Phê – Gia Lai – Pleiku – Kon Tum (5N4Đ) Ô Tô Thứ 4 hàng tuần 5.800.000đ
Những câu chuyện sử thi được những người già trong bản kể lại cho đời sau nghe.
Những buổi tụ họp bên chóe rượi cần cũng là nơi để mọi người nghe kể sử thi
Những anh hùng săn voi trên Tây Nguyên
Nhà Rông, nơi các câu truyện sử thi được truyền đạt cho thế hệ sau
Một model tái hiện lại hình ảnh chàng trai Tây Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét