Được thành lập vào năm 2010, hội ĐắkLắk tại Tp. Hồ Chí Minh đã có trên 5.000 thành viên. Định hướng của hội là tạo ra nhiều sân chơi, môi trường sinh hoạt lành mạnh bổ ích cho sinh viên xa nhà, góp phần mang hình ảnh, bản sắc văn hóa của quê hương ĐắkLắk giới thiệu đến các bè bạn thông qua các chương trình như: chương trình từ thiện, tham gia Ngày hội Sáng tạo Vì khát vọng Việt, chương trình giao lưu, tổ chức chương trình đêm nhạc “Ngọn lửa Tây Nguyên”.
Thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng, đến thế hệ tương lai của đất nước, đặc biết là hội ĐắkLắk tại Tp. Hồ Chí Minh, công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê đã tài trợ:
1. Phần quà 10.000.000đ: Trao quỹ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó.
2. 200 cuốn sách Nghĩ giàu làm giàu.
3. Tour Hành trình kết nối: Dành tặng cho 06 đội trưởng của hội để truyền đạt thông tin, kiến thức về Văn hóa Cà phê, tinh thần Cà phê.
Chương trình đêm nhạc “Ngọn lửa Tây Nguyên” đã thành công tốt đẹp.
Chỉ khi bị mất phương hướng giữa vô số những gốc cây lớn nhỏ đan xen nhau tầng tầng lớp lớp tôi mới thực sự tin cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột chỉ 10km vẫn tồn tại một khu rừng nguyên sinh hùng vĩ đến như vậy. Đó chính là rừng thiêng Chư H’lăm được các thế hệ dân bản người Ê Đê buôn Ea Mắp (Thị trấn Ea Pôk, Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đăk Lăk) nâng niu, bảo vệ như báu vật từ đời này qua đời khác.
Lời nguyền truyền kiếp
Ánh mắt xa xăm nhìn về rừng già bạt ngàn, già làng Y Ruê Mlô kể cho chúng tôi nghe về sự tích rừng thiêng Chư H’lăm. Bằng giọng nói khỏe khoắn, vang xa như tiếng chiêng của người Ê Đê, câu chuyện của già làng Y Ruê Mlô như vọng về từ xa xưa trong tiếng mưa rừng. Theo già Mlo, “H’lăm” theo tiếng Ê Đê có nghĩa là “loạn luân” và Chư H’lăm có nghĩa là ngọn đồi loạn luân. Cái tên kỳ lạ này vốn bắt nguồn từ câu chuyện về hai anh em đã phạm vào “luật trời”. Người anh tên là Y Din, còn em gái là Hoan.
Đến nay, các cao niên trong buôn còn kể rằng, chẳng hiểu vì ma xui quỷ khiến mà giữa hai anh em ruột thịt lại nảy sinh tình cảm nam nữ. Bất chấp những luật tục hà khắc đã có từ ngàn đời, bất chấp những hình phạt khắc nghiệt về tội loạn luân, càng lớn, họ càng đem lòng yêu thương nhau tha thiết, muốn được cùng nhau nên vợ nên chồng. Khi cái tin đôi trai gái cùng cha mẹ yêu nhau đã phạm vào “phép trời” ấy vừa được loan đi, họ liền bị dân làng bắt phạt một con trâu trắng để cúng tạ tội với Giàng. Đôi trai gái đi khắp nơi lên, rừng xuống biển để tìm trâu trắng mà không sao tìm được nên họ đành dâng lên già làng một con heo trắng.
Sáng nay, ngày hội "Sáng tạo Vì khát vọng Việt" của Tập đoàn Trung Nguyên đã khai mạc tại Dinh Thống Nhất. Với số lượng người tham gia rất đông là sinh viên trong thành phố, du khách, đối tác,...., cùng hòa nhịp trong không khí sôi động này, Công ty Đặng Lê đã tổ chức nhiều tiết mục ca nhạc, game nhảy sạp, vẽ tranh với nhiều phần quà hấp dẫn.
Một số hình ảnh về ngày hội "Sáng tạo Vì khát vọng Việt":
Không gian trưng bày tranh ảnh, tổ chức ca nhạc, game của Công ty Đặng Lê
Sáng thứ ba ngày 13/11/2012 tại Không gian cà phê Trung Nguyên số 06, Đồng Khởi, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên tổ chức họp báo công bố chương trình “Ngày hội Sáng tạo vì Khát vọng Việt”. Đây là cột mốc đánh dấu cho chuỗi các chương trình dài hạn thể hiện cam kết đồng hành của 2 bên chung tay Xây dựng Thế hệ trẻ sáng tạo vì Khát vọng Việt. Ngày hội tổ chức từ 7h00 – 23h00 ngày 23/11/2012 tại Dinh Thống Nhất, do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Trung Nguyên chủ trì cùng sự đồng hành của Báo Thanh Niên, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) và nhiều đơn vị khác.
Sáng thứ ba ngày 13/11/2012 tại Không gian cà phê Trung Nguyên số 06, Đồng Khởi, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên tổ chức họp báo công bố chương trình “Ngày hội Sáng tạo vì Khát vọng Việt”. Đây là cột mốc đánh dấu cho chuỗi các chương trình dài hạn thể hiện cam kết đồng hành của 2 bên chung tay Xây dựng Thế hệ trẻ sáng tạo vì Khát vọng Việt. Ngày hội tổ chức từ 7h00 – 23h00 ngày 23/11/2012 tại Dinh Thống Nhất, do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Trung Nguyên chủ trì cùng sự đồng hành của Báo Thanh Niên, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) và nhiều đơn vị khác.
Từ trái sang: Ông Nguyễn Quang Thông – Tổng biên tập báo Thanh Niên,
bà Vũ Kim Hạnh – GĐ trung tâm nghiên cứu kinh doanh & hỗ trợ doanh nghiệp (BSA),
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – CT.HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên,
Ông Nguyễn Anh Tuấn - ủy viên Ban thường vụ TW đoàn,
Trưởng ban thanh niên công nhân đô thị, Ông Nguyễn Văn Phước – GĐ First News
Cồng chiêng là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số Đắk Lắk nói riêng. Cồng chiêng được coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị nhất của mỗi gia đình, là bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng.
Từ bao đời nay Cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng, với các nghi lễ-lễ hội truyền thống, do đó Cồng chiêng là tài sản vô giá mà đồng bào các dân tộc thiểu số phải gìn giữ, bảo vệ và phát huy có hiệu quả những giá trị của văn hóa Cồng chiêng.
Các nghệ nhân Đắk Lắk biểu diễn Cồng chiêng tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3-năm 2011 - ảnh Bá Thăng
Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà Cồng chiêng còn là biểu
Ở mỗi nước, thức uống này lại mang trong mình một câu chuyện thật thú vị đấy.
Nét văn hóa ẩn mình trong từng cốc cà phê
Cà phê có lẽ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, đây là một thức uống có sự thiên biến vạn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Hãy cùng tìm hiểu một số loại cà phê đặc trưng cho từng quốc gia nhé!
Türk kahvesi- thức uống tiên tri của người Thổ Nhĩ Kỳ
Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ độc đáo ở cả phong cách pha chế lẫn thưởng thức. Bột cà phê được nghiền thật nhuyễn, sau đó ngâm trong nước lạnh, rồi đun nóng ở một điều kiện nhất định. Sau khi pha, cà phê lại được hâm nóng hai hoặc ba lần, đến khi đặc quánh và có màu đậm thì rót vào tách.
Nghệ thuật pha chế thể hiện ở việc tạo lớp bọt dày nổi bên trên tách cà phê. Để hương vị thêm phần phong phú, người pha còn cho thêm đậu khấu (cardamom) hoặc một số hương liệu khác.
Song hành với các diễn trình tạo dựng thương hiệu quốc gia của một tập đoàn kinh tế là việc thực hiện ý tưởng xây dựng bảo tàng chuyên biệt và chuyên nghiệp.
Làng cà phê Trung Nguyên Buôn Ma Thuột
GS-TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm đã từng viết: "Muốn định vị bản sắc thương hiệu quốc gia thì điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu rõ nỗi ước vọng tha thiết nhất của dân tộc vốn tiềm tàng cho những câu chuyện về lịch sử làm nên bản sắc của nó. Chính xác là bản sắc của thương hiệu quốc gia chỉ được định vị vững bền khi phát xuất từ nguồn thôi thúc mãnh liệt nhất tiềm ẩn ngay trong chuyện kể đặc thù của đất nước".
Làng Cà phê sẽ tổ chức “Đêm Halloween” , bắt đầu từ 18 giờ đến 22 giờ ngày 28-10. Bên cạnh những món ăn mang đậm màu sắc Halloween, tiệc còn có chương trình hóa trang thật độc đáo. Bắt nguồn từ phong tục tế lễ mùa màng của người Ireland (trước đó là người Celts), lễ hội Halloween ra đời. Ngày lễ này được tổ chức vào cuối tháng 10 ở Mỹ, Canada và các nước phương Tây. Những năm gần đây, Halloween cũng dần phổ biến tại Việt Nam. Biểu tượng của ngày lễ này là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. Trong lễ hội Halloween, những đứa trẻ sẽ hóa trang trong những bộ trang phục quái lạ, đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ẩm thực cũng là phần được đặc biệt chú trọng trong ngày lễ này, với những món ăn mang đủ kiểu trang trí “ghê rợn”, đậm màu sắc ma quái.
Hòa vào không khí lễ hội, “Đêm Halloween” tại Làng Cà phê sẽ là địa điểm lý tưởng nhất ở TP. Buôn Ma Thuột để giải trí và tận hưởng không gian thoáng đãng tuyệt vời. Thưởng thức tiệc Buffet tự chọn với những món ăn làm từ bí đỏ, đặc trưng của ngày lễ Ma Quỷ. Một không gian được trang trí bằng những chiếc lồng đèn làm từ những quả bí, hệ thống ánh sáng xanh cùng nền nhạc và âm thanh rung rợn của đêm tối, những nhân vật hóa trang thật độc đáo và ấn tượng của ngày lễ Holloween. Chắc chắn thực khách sẽ có được những trải nghiệm thú vị đáng nhớ cho năm 2012. Hãy cùng đến và tham gia vào lúc18h00 ngày 28/10/2012 (Chủ nhật) Giá vé: 150.000VND/người lớn 70.000VND/trẻ em Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ - Thành viên Tập đoàn TRUNG NGUYÊN
Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2012), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa với chủ đề “ Sắc màu dã quỳ”.
Hơn 50 bức ảnh phản ánh cảnh sống và sinh hoạt của người phụ nữ Tây Nguyên. Là hình ảnh người bà, người mẹ với những nếp nhăn thời gian hằn trên khuôn mặt, là những cô gái trẻ căng tràn sức sống trong sinh hoạt thường ngày như dệt vải, giã gạo, nhảy múa…
Đây là lần thứ hai nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa tổ chứ triển lãm tại bảo tàng Đà Nẵng và là bộ ảnh về phụ nữ đầu tiên của tác giải.
Được biết, triễn lãm diễn ra từ 18/10 – 25/12/2012.
Dưới đây là những bức ảnh trong bộ sưu tập "Sắc màu dã quỳ":
Vẻ đẹp của A’ko Hdông không chỉ ở những mảng ghép thiên nhiên yên bình mà còn là những con người gần gũi, ẩn chứa bên trong một tâm hồn sống động luôn tràn đầy sức sống… Tuy khoảng cách chỉ chừng 2 km, đường đi không khó nhưng do xuất phát lúc xế trưa nên cái nắng làm tôi toát mồ hôi. Dù vậy, cái mệt ấy chẳng thấm vào so đâu với cảm giác khoái chí khi được khám phá một điểm đến mới, lạ mắt… Vừa qua cổng Trường THPT Lê Quý Đôn, đoạn cuối đường Trần Nhật Duật, con đường vào buôn bắt đầu hiện hữu rõ hơn.
Đường đã được bê tông hóa, phần lớn nhà cửa xây gạch hiện đại… nhưng màu sắc của văn hóa đồng bào Ê Đê vẫn còn lưu giữ với những ngôi nhà sàn dài, lâu năm nằm rải rác khắp nơi. Một sự giao thoa văn hóa tạo nên nét đặc trưng rất riêng của A’ko Hdông so với những vùng đất khác tôi từng đến. Nếu có nhã ý vào xem kiến trúc những ngôi nhà này, du khách có thể xin phép chủ nhà. Họ sẵn sàng làm hướng dẫn viên tại gia giúp bạn hiểu hơn về nếp sống, văn hóa... của đồng bào nơi đây.
Đứng trước thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên đang dần mai một, chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê, đã tìm mọi cách để bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống này.
Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền và không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên, nghề này đang dần bị mai một trong thời gian gần đây khiến cho chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê hết sức trăn trở. Chị nung nấu ý định phải tìm cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên đất cao nguyên.
Các xã viên làm việc tại Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Dáng người dong dỏng cao, đôi mắt sáng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, đó là ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với chị H’Yam BKrông - Chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Loại cà phê có tên Black Ivory của Thái Lan có giá bán 1.100 USD/kg, tương đương với 50 USD/tách (hơn 1 triệu đồng). Đây được coi là một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới.
Chuỗi khách sạn Anantara ở Thái Lan tự sản xuất cà phê tại một trại nuôi voi lớn đằng sau khu nghỉ dưỡng Tam giác Vàng ở Chiang Rai. Đại diện khu nghỉ dưỡng này cho biết: “Nghiên cứu cho thấy trong quá trình tiêu hóa, enzym của voi phân hủy protein trong hạt cà phê. Do protein là một trong những nhân tố chính tạo vị đắng của cà phê, nên càng ít protein thì cà phê càng bớt đắng”.
Cà phê phân voi có giá hơn 1 triệu đồng/tách
Tuy nhiên, cà phê không đắng có giá siêu đắt. Loại cà phê voi này có tên Black Ivory (ngà đen), được bán với giá 1.100 USD/kg, tương đương 50 USD/tách – một trong những tách cà phê đắt nhất thế giới. Trong khi đó, cà phê chồn chỉ có giá 500-600 USD/kg, tương đương 30 USD/tách.
Hiện giờ, cà phê voi chỉ có ở 4 khu nghỉ dưỡng của khách sạn Anantara ở Maldives ngoài khu Tam giác Vàng ở Thái Lan. Theo khách sạn Anantara, quá trình làm cà phê voi bắt đầu bằng việc chọn loại cà phê arabica của Thái Lan ngon nhất, trồng ở độ cao 1.500 mét.
Voi ăn các hạt cà phê này, tiêu hóa chúng và thải ra phân. Từng hạt cà phê sẽ được người ta nhặt bằng tay, sau đó phơi khô dưới ánh nắng. Chế biến cà phê được làm ở Hội voi Châu Á Tam giác Vàng thuộc khu nghỉ dưỡng.
Cư dân bản địa Tây Nguyên từ bao đời nay luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Họ gọi rừng là “bà mẹ” đầy ân sủng, vì từ nguồn tài nguyên này đã cho con người ở đây nguồn sống dồi dào, phong phú. Những mớ rau, mụt măng, đọt mây, trái cà đắng… từ lâu là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, và giờ đây, những đặc sản đó đang trở thành món ngon của rừng dâng tặng thực khách gần xa khi tìm đến với vùng đất Tây Nguyên. Khó quên vị đắng đọt mây
Vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay, mà còn có những đọt mây mọc hoang chằng chịt trong rừng. Người ta chọn những đọt mây non tơ, bụ bẫm (dài khoảng ba bốn gang tay) mang về tước bỏ phần vỏ lá, sau đó nướng lên cho mềm rồi xé nhỏ từng sợi để nấu với nhiều loại thực phẩm khác như cá, thịt, mắm… đều tạo nên những món ăn ngon. Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên xưa thường nấu đọt mây với cá khô, thịt khô treo sẵn trên giàn bếp. Và cái thứ thức ăn (khô hoặc nước sền sệt) này cho người ăn vị đăng đắng khó quên. Nhiều người bảo ăn đọt mây vào sẽ trị được bệnh sốt rét, tiêu chảy đường ruột. Điều đó đã được kinh nghiệm thực tiễn từ đời sống ẩm thực của cư dân miền núi ngày xưa chắt lọc ra. Thật kỳ lạ: “kinh nghiệm” ấy là cả một sự khảo cứu, kết luận nghiêm túc của tri thức dân gian, bởi khi giở cuốn “Những cây thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì mới rõ rằng đọt mây rừng hàm chứa đầy đủ những dược tính trên.
Lá bép, đọt mây là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình người dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Ngày nay món ăn đọt mây đã hiện diện trong các nhà hàng, từ bình dân cho đến sang trọng cũng nhờ sự kết hợp đặc biệt của nó-vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trị bệnh công dụng.
Được thiết kế như một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét đặc trưng độc đáo riêng biệt của vùng đất đại ngàn, từ văn hóa đến vẻ đẹp của tự nhiên được thổi vào phong cách thiết kế, chất liệu, bày trí, Làng cà phê Trung Nguyên là một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc Tây Nguyên, là nơi thưởng thức cà phê, khám phá những không gian khác nhau của sự hoài cổ, của sự hùng vĩ, của sự bình yên...
Có nhiều không gian thưởng thức cà phê cho các tín đồ chọn: như khu nhà cổ, bên thác nước và đặc biệt là trong lòng vách thác là một không gian bar cà phê huyền bí và lãng mạn.
Khu vực nhà cổ gồm 3 gian nhà liền kề. Đó là những gian nhà được Trung Nguyên cất công mua và vận chuyển từ Huế lên Buôn Ma Thuột. Gian nhà lớn nhất có đến 152 cột.
Khuôn viên nối các gian nhà cổ là những khoảng xanh với cây cà phê cổ, bãi cỏ. Khi có những hội nghị, tiệc chiêu đãi chính khách, tại đây là không gian biểu diễn cà phê Ethiopia, với những cô gái barista trong trang phục người Ethiopia rang, giã cà phê và pha vào những chiếc bình đen, mà khi mời cà phê sẽ mới kèm theo bắp rang.
Cuối không gian Làng cà phê, nơi bước chân du khách được dẫn dắt bởi hàng đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý giúp những người yêu mảnh đất bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thuở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và tiếng kể sử thi huyền bí, nồng men rượu cần.
Không gian này cũng là nơi du khách khám phá về hành trình của cà phê thông qua bộ sưu tầm hàng đầu thế giới về cà phê: Bảo tàng cà phê với hàng ngàn hiện vật, những người yêu cà phê có thể khám phá các văn hóa cà phê khác thông qua bảo tàng này.
Dịch vụ tại Làng Cà Phê:
1.Tham quan bảo tàng
- Bảo tàng Cà Phê
- Bảo tàng hiện vật cổ Tây Nguyên
2. Siêu thị đặc sản Tây Nguyên
- Khu trưng bày và bán các sản phẩm Cà Phê, các đặc sản của Tây Nguyên, các món quà lưu niệm mỹ nghệ, kỹ nghệ.
3.Lưu trú -- Resort Coffee tour
- Resort: 18 Villa
- Khách sạn: 15 phòng tiêu chuẩn 3 sao.
- Dịch vụ khác: spa, xe đưa đón ở sân bay BMT.
4.Ẩm thực
- Tổ chức Buffet vào tối thứ 7 hàng tuần
- Tổ chức tiệc sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị
5. Tổ chức tour
- Tổ chức tour chuyên đề về Cà Phê (Coffee Tour): tham quan các điểm đến hấp dẫn tại khu du lịch thác Dray Nur, Dray Sap, Gia Long, Trinh Nữ , tham quan nhà máy sản xuất Cà Phê G7, trang trại trồng Cà Phê và tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật "Tinh hoa đất Bazan".
- Tổ chức City tour: tham quan thành phố và các điểm đến.
- Tổ chức các tour du lịch trong nước và nước ngoài.
6. Vận tải
- Cho thuê xe Jeep, môtô địa hình.
- Xe ngựa tham quan thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Tổ chức Event
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật "Chương trình tinh hoa đất Bazan" (tham quan bảo tàng Tây Nguyên, bảo tàng Cà Phê thế giới, thưởng thức cách pha chế Cà Phê Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản và Việt Nam).
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc
- Tổ chức các cuộc thi Hoa hậu
8. Các dịch vụ khác
- Chụp hình lưu niệm
- Khu vui chơi trẻ em
- Quầy bán kem tươi
- Vé máy bay trong và ngoài nước
- Book phòng khách sạn, phòng hội nghị, Resort online, qua điện thoại.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ - Thành viên Tập đoàn TRUNG NGUYÊN
82-84 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM | Tel: 08.39251845/46
Tại Ý, khoảng những năm 1605, Giáo hoàng Clement VII sau khi nếm thử “thứ nước ma quái” - cà phê - đã nhận xét: “Thức uống ngon thế này mà chỉ dành riêng cho dân Hồi giáo thì sẽ là cái tội. Chúng ta sẽ khuất phục được quỷ Satan và ban phép lành để cà phê trở thành thức uống của người Thiên Chúa giáo.”
Tuy nhiên tiêu dùng cà phê tại Ý thực sự gia tăng từ sau năm 1615 khi nhà thám hiểm - nhà ngôn ngữ học Pietro Della Valle viết ra những lời khen tặng rất đẹp dành cho cà phê: “từ Constantinope trở về quê nhà, tôi sẽ mang theo cà phê để giới thiệu cho mọi người một loại thức uống kỳ diệu mà có lẽ chưa phổ biến”. Nhiều thập niên sau đó, hạt cà phê đã xuất hiện trong các cửa hàng dược phẩm để phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu dùng chất kích thích tại Rome.
Theo một số tài liệu, sự xuất hiện của các cửa hàng bán cà phê như một loại hàng hóa (chứ không phải dược phẩm) tại Ý lần đầu tiên là vào năm 1683 tại thành phố Piazza San Marco. Thành công của chúng đến nhanh và chúng trở thành các quán café nhỏ trên khắp thành phố.
Sống ở vùng biển đã lâu, quen với những con sóng vỗ rì rào của biển cả và những cơn gió mặn mòi của đại dương nên chuyến đi Tây Nguyên vừa qua đã làm tôi thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang dại của núi rừng và màu xanh thẳm bạt ngàn, sự hùng vĩ của những dòng thác ngày đêm rì rầm tuôn chảy của vùng đất Tây Nguyên.
Chuyến xe từ thành phố biển Nha Trang đưa chúng tôi đến mảnh đất Tây Nguyên vào một buổi sáng đầu tháng 8. Sau khi qua con đèo Phượng Hoàng uốn lượn là đến Dak Lak, vừa bước xuống xe cái lạnh bất chợt lùa vào qua làn áo. Xung quanh tôi, những sắc màu hoa dại và sương trắng tràn ngập cả con đường. Tôi đã bắt đầu bị cuốn hút bởi cái vẻ hoang sơ huyền bí của núi rừng, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn...
Điểm đến đầu tiên trong chuyến du ngoạn Tây Nguyên của chúng tôi là Bản Đôn. Tại đây, chúng tôi được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn làng và vượt sông Sêrêpôk để đến với Vườn Quốc gia Yok Đôn. Bên cạnh những cảm giác thú vị ngồi lắc lư trên lưng voi, chúng tôi còn được thưởng thức một cảm giác mạnh khác là cái lắc lư nghiêng ngả của cầu treo Buôn Đôn. Chiếc cầu treo dài trên 100 mét bắc ngang lưng chừng những rặng si già vượt qua dòng sông đến ốc đảo Ea Nô, với bãi tắm tiên, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ…Trên cầu treo, có những nhà hàng tươm tất và mát mẻ dành cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước. Tại đây, chúng tôi được thưởng thức những món ăn đặc sản như cơm lam, gà nướng, heo nướng, canh cá lăng, những món ăn đặc sản từ dòng sông Sêrêpôk. Ngoài ra, còn có những món ăn rất đặc trưng như: hoa chuối rừng, rau rừng, đọt mây rừng... Bản Đôn có bán nhiều món quà lưu niệm mang đậm nét Tây Nguyên được chế tác từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và được làm bằng nguyên liệu tại chỗ như: gùi, bầu đựng nước, vải thổ cẩm được dệt bằng tay từ nguyên liệu bông vải và nhiều mặt hàng khác có giá trị nghệ thuật cao.
Cưỡi voi trở về với bản làng.
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là thác Dray Nur hùng vĩ, là một thác nước trên dòng sông Sêrêpôk, cách TP. Buôn Ma Thuột
Sáng này 13-9, lãnh đạo và nhân viên Kinh doanh Inbound, Outbound của Công ty Đặng Lê đã đến tham quan Hội chợ Du Lịch Quốc tế TP. HCM 2012 (ITE HCMC 2012) tại Trung tâm hội chợ & Triển Lãm Sài Gòn, Quận 7. Mục tiêu của buổi tham quan này nhằm trao đổi thông tin, giới thiệu tới các đối tác trong và ngoài nước các tuyến điểm mới, hấp dẫn như Khu du lịch thác Dray Nur, Dray sap, Gia Long, Trinh Nữ, Làng Cà phê mà Công ty Đặng Lê đang khai thác và phát triển tại Tp. Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để Công ty Đặng Lê tìm kiếm các đối tác nước ngoài tiềm năng để hợp tác trong thời gian tới. Diễn ra từ nay đến ngày 15/9, hội chợ thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiệp đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh tiêu chí hướng đến việc tối đa hóa lợi ích mang lại cho các cơ quan xúc tiến du lịch, đơn vị kinh doanh, các chuyên gia ngành du lịch … mục đích chính của hội chợ là tập trung quảng bá hình ảnh các điểm đến trong và ngoài nước, nổi bật là chủ đề “Bốn quốc gia - một điểm đến” bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Một số hình ảnh về hội chợ ITE 2012:
Vụ trưởng Du lịch Cambodia - Ông PRAK CHANDARA (mặc vét xám) và Ông Mr.Southea – Tổng Giám đốc Cty TNHH đầu tư dịch vụ Du lịch SR Angkor tại Campuchia chụp hình lưu niệm cùng Ông Triệu Công Tinh Thanh - GĐĐH và nhân viên Công ty Đặng Lê
Chiều đã buông mành. Palây (thôn) Do nồng ấm hơi thở của núi rừng. Những nếp nhà đã bập bùng bếp lửa gọi chiều. Không khó để tìm nhà Chamaléa Âu – nghệ nhân duy nhất ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn – Ninh Thuận, người biết chế tác và biểu diễn tọ chapi bởi thanh âm của tọ chapi lúc trầm tỉ tê, da diết, lúc rạo rực, lúc khoan nhặt xa xăm len trong gió vọng về.
“Ama buồn lắm…”
Khác với hình dung của tôi, đã qua gần 60 mùa rẫy mà Ama Âu vẫn tinh anh như con nai rừng Ma Nới. “Nhà báo hả?”- già lên tiếng khi tôi chưa kịp mở lời. “Không phải đâu, chỉ là người mê tiếng đàn chapi của đồng bào Raglai thôi” – tôi nói và cất tiếng mô phỏng âm giai tọ chapi: Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng/ Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng.
Mắt Ama Âu sáng lên, tôi biết mình đã bắt đúng nhịp lòng của Ama, người luôn đau đáu níu giữ ước mơ chapi vọng xa của người Raglai. “Sao lại chơi đàn một mình?” – tôi hỏi. “Ama buồn lắm. Bọn thanh niên bây giờ nó không thích tọ chapi nữa, nó thích cái nhạc mới thôi…”.
Gương mặt truyền nhân tọ chapi cuối cùng của vùng Ma Nới
Theo lời của Ama, quả thực, giờ đây trong lễ mời Yàng Ngok, Yàng Gru (thiên thần), Yàng Muk Kay (nhân thần) về ăn lúa mới của gia tộc đã không còn xuất hiện tiếng đàn chapi nữa, may chăng tọ chapi chỉ thảng hoặc trong lễ hội của buôn làng hay trong những lần xuống núi biểu diễn nhân dịp hội hè.
Sáng ngày 1-9 tại Khu du lịch thác Dray nur đã đón tiếp các thanh thiếu niên và đoàn thanh niên Tp. Buôn Ma Thuột đến tham gia chương trình "Coffee tour - Hành trang vào đời". Chương trình này dã mang đến cho các bạn rất nhiều điều thú vị để chuẩn bị bước vào năm học mới. Bên cạnh việc vui chơi giải trí, chương trình đã mang đến kỹ năng sống bắt đầu cho một năm học mới tốt đẹp để chinh phục ước mơ của mình. Qua chương trình này các bạn sẽ tìm được đích đến để phấn đấu, lập được kế hoạch trong học tập, trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Nhân dịp 02/09 và chào mừng năm học mới, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê tổ chức chương trình “ Coffee Tour – Hành trang vào đời”, chương trình tour 1 ngày dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Tham gia chương trình du khách sẽ được trải nghiệm thực tế với các trò chơi vui nhộn, hấp dẫn… kết hợp dã ngoại khám phá những khả năng của bản thân, khám phá thiên nhiên nơi đại ngàn qua các trò chơi truy tìm mật thư, vượt thác với những bất ngờ thú vị, nâng cao tinh thần đồng đội.
Bên cạnh việc vui chơi giải trí chương trình sẽ có một khóa học về kỹ năng sống bắt đầu cho một năm học mới tốt đẹp để chinh phục ước mơ của mình. Qua khóa học các bạn sẽ tìm được đích đến để phấn đấu, lập được kế hoạch trong học tập, trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
"Coffee Tour – Tour kỹ năng, hành trang vào đời” sẽ là một hành trang tốt cho các bạn học sinh, sinh viên bước vào một năm học mới thật tự tin để sự khởi đầu luôn được tốt đẹp.
Thời gian:8h30 ngày 01&02/9/2012 Địa điểm: KDL thác Draynur – Buôn Kuôp – Krông Ana - ĐăkLăk
Cũng trong dịp này,Làng cà phê Trung Nguyên đồng thời sẽ tổ chức chương trình tiệc buffet với chủ đề “Tinh hoa ẩm thực Việt Nam”, cùng chương trình biểu diễn ca nhạc hấp dẫn. Thời gian:17h30 - 21h30 ngày 01,02/9/2012
Địa điểm: Làng cà phê Trung Nguyên – 222 Lê Thánh Tông - Buôn Ma Thuột - ĐăkLăk
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0974.50.90.98 ( Mr.Toàn)
Tên gốc của Ethiopia là Abyssinia và là nước độc lập cổ xưa nhất của châu Phi, đã được văn minh Ai Cập biết đến từ hai ngàn năm trước công nguyên. Nằm ở đông bắc châu Phi, đây là nơi phát tích cây cà phê arabica trong những thung lũng hoang vắng đất đỏ của núi lửa xa xưa và sương mù ở độ cao hàng ngàn thước trên mặt biển.
Từ cổ xưa, dân địa phương đã dùng lá, ăn trái, nấu hạt cà phê làm thức ăn và thức uống bình dị.
Trong truyền thuyết dân gian, cà phê được coi là những giọt nước mắt của Thượng đế nhỏ xuống thi thể của các bà mo, thầy phù thủy. Bộ tộc Oromo ngày nay còn giữ phong tục là trồng một cây cà phê trên mộ của những thầy mo. Theo sự truyền khẩu, chính một thanh niên chăn dê trong bộ tộc Oromo tên là Kaldi đã khám phá ra loại cây kỳ diệu này.
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo cả 4 tỉnh đều đánh giá cao sự hợp tác với ngành du lịch TPHCM trong 5 năm qua trên 5 lĩnh vực: xúc tiến, quảng bá du lịch; trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý; quy hoạch kêu gọi đầu tư; phát triển sản phẩm du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đánh thức nàng công chúa Tây Nguyên
Báo cáo tổng kết của 4 tỉnh đều nhìn nhận họ thừa tiềm năng du lịch nhưng vẫn như “một nàng công chúa ngủ trong rừng”, rất cần sự đánh thức của những chàng hoàng tử đến từ TPHCM.
Đáp lời, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, nhận xét: Năm năm qua, sự hợp tác, gắn kết giữa 5 tỉnh thành đã góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp khai thác tiềm năng du lịch, đạt nhiều hiệu quả mới, giải quyết công ăn việc làm cho số đông lao động các tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giới thiệu rõ nét hình ảnh đất nước con người từng địa phương. Hiện đã có đường bay tương đối tốt, rút ngắn thời gian từ TPHCM đến Tây Nguyên, nhưng đường bộ huyết mạch vẫn còn quá khó khăn.
Sản phẩm du lịch của 4 tỉnh chưa liên kết được với nhau dù nằm trong “con đường xanh Tây Nguyên”. Riêng góc độ TPHCM, chúng tôi vẫn thấy việc hợp tác, xúc tiến với từng địa phương còn chưa rõ nét, chưa khai thác hết thế mạnh từng vùng. Tuy nhiên, qua chuyến đi thực tế lần này chúng tôi cảm nhận các tỉnh đã từng bước phát triển với nhiều sản phẩm mới, ưu việt như Bảo tàng Đắk Lắk to đẹp, là bảo tàng đầu tiên trong cả nước sử dụng tiếng dân tộc ngoài 4 ngôn ngữ khác, trưng bày theo lối mới...
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và các tỉnh
Góp ý cho các sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt, tha thiết kêu gọi các doanh nghiệp du lịch 4 tỉnh nên liên tục giới thiệu sản phẩm đặc thù, tiếp thị điểm đến ở từng địa phương để các hãng lữ hành TPHCM bán cho khách quốc tế. Mỗi địa phương nên có những sản phẩm độc đáo của riêng mình chứ không thể chung chung; tỉnh nào cũng cà phê, thác nước, cồng chiêng... Bốn tỉnh nên ngồi lại với nhau, “quy hoạch” cụ thể sản phẩm dựa trên thế mạnh thật sự của từng tỉnh.
Miền đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, những con người chân chất và cảnh đẹp thiên nhiên vẫn còn hoang sơ, hùng vĩ. Đó là một nỗi nhớ không mang tên trong lòng người đã rời xa vùng đất Đak Lak này.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những ché rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian huyền ảo.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là đồng bào các dân tộc thiểu số: Bahnar, Xê đăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Jrai... Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời.
Điều đặc biệt, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Hơn thế, âm thanh cồng chiêng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái, tình cảm của con người trong cuộc sống: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã...
Mùa mưa Tây nguyên là một
nét rất đặc biệt của khí hậu vùng này. Khác ở các nơi thường có đủ 4 mùa Xuân,
Hạ, Thu, Đông thì ở Tây nguyên chỉ có nhõn hai mùa là: Mùa mưa và Mùa nắng.
Trái với mùa nắng, có khi đến cả 6 tháng liền không có lấy một cơn mưa thì mùa mưa lại dồi dào những cơn mưa dầm có khi vài ngày không tạnh. Mùa mưa Tây nguyên thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài cho đến hết tháng 11 hàng năm. Mùa mưa là mùa cỏ cây thay áo mới, mùa người ta đi làm rẫy, trồng tỉa, làm cỏ bỏ phân, vặt chồi cà phê,... mùa của ấm no hạnh phúc.
Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài rả rích. Mưa cả ngày đêm. Thỉnh thoảng đôi chút trời như chợt tạnh nhưng rồi cũng bất chợt một cơn mưa lại tới dành chổ của cơn mưa cũ đã đi qua. Khi đó những hạt đậu còn nằm trong vỏ chưa kịp hái vội lại nảy mầm trên chính những thân cây. Cây cỏ đua nhau mọc. Mùa mưa cũng chính là mùa để cây cỏ sinh sôi, tô thắm cho vùng đất cao ngyên này.
Sau tròn mười năm (2001-2011), Dự án cấp Nhà nước Ðiều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên và đề tài cấp Bộ Phiên âm, biên dịch, xuất bản 25 tác phẩm sử thi Tây Nguyên do GS, TS Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm cùng các cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước hoàn thành.
Có thể coi đây là một công trình khoa học tổng thành trong việc sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên theo phương pháp hiện đại mà sự khởi đầu phải tính từ vài ba thập niên ở đầu thế kỷ 20 với tên tuổi của các nhà khoa học L.Xa-ba-ti-ơ, D.An-tô-ma-chi, G.Côn-đô-mi-na… Trên thực tế, sau gần một thế kỷ, phải đến ngày nay chúng ta mới hội đủ mọi điều kiện “thiên – địa – nhân” và phương tiện kỹ thuật cần thiết để hoàn thành công việc có tính tổng thành và đại thành này.
Nhà rông Tây Nguyên.
Qua bốn năm khởi động, đến năm 2004, những tập đầu của bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên
Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” loại rau, nó chẳng những giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Vì loại rau này mau hư dập nên người ta hái đến đâu ăn đến đó, bảo đảm rau luôn tươi xanh, chất lượng.
Rau dớn là một loại rau chỉ có ở vùng núi rừng – nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao. Rau dớn thuộc họ quyết, nhỏ hơn cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ xòe ra xung quanh. Những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành hai, ba cái cần, có cái dài tới nửa mét, đầu cong như móc câu. Những nhánh lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên cùng uốn lại như cái vòi voi. Hằng năm, vào đầu mùa mưa, nguồn phù sa được bồi đắp và rừng luôn ẩm ướt nên rau dớn mọc xanh tươi tốt, là lúc cây đâm nhiều nhánh lá non. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho việc thu hái rau dớn.
Cây rau dớn mọc dưới tán rừng.
Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác.
Chương trình Biểu diễn nghệ thuật Tinh hoa đất bazan là một chương trình độc đáo trong không gian hầm thác với tượng các bậc vĩ nhân thế giới mà đời sống của họ gắn liền với cà phê, chuyển tải thông điệp các bậc vĩ nhân và cà phê là nền tảng của thế giới, có thể nói đây là chương trình tinh hoa văn hóa bản địa không thể bỏ qua khi đã đến với DakLak.
Với thời lượng 90 phút cho 3 phần dẫn, phần đầu tiên là tham quan tầng lầu nhà dài bảo tàng Tây Nguyên, phần hai là tham quan các hiện vật bảo tàng cà phê Thế giới, cuối cùng là phần tích hợp biểu diển sinh động của các barista cho đại diện 5 văn hóa cà phê trên thế giới: Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản và Việt Nam. Bài viết xin chỉ đề cập văn hóa cà phê của người đồng bào Ê Đê - Tôi vẫn gọi đó là cà phê cội.
Người Eđê vẫn thường thích dùng loại cà phê do chính mình, tự tay chọn hạt giống gieo trồng, chăm cho cây theo mùa vụ, hái tươi từ nương rẫy, và tự chế biến, rang giã, pha chế theo cách riêng của gia đình.
Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, ghé vào một tiệm cà phê trên con đường rộng, uống một ly Frapuccino nhạt và nhìn dòng người vội vã sải lướt qua trước mặt, bạn sẽ cảm thấy dịu lại và cảm giác bình yên đến lạ.
Nhiều người không uống được cà phê. Mỗi lần uống một ly cà phê đặc, tim họ như đập nhanh hơn, cười nói rộn rã và cảm giác ngầy ngật khó chịu. Có người chỉ cần nhấp vài ngụm cà phê cũng có thể tỉnh táo đến độ thức trắng cả đêm, dù ly cà phê đó đã tiêu tan trong dạ dày từ sáng.
Mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, vừa qua tại KDL thác Dray Nur đã tổ chức nhiều hoạt động mang đầy ý nghĩa nhân văn cho các trẻ em đồng bào tại địa phương và các con em của Công ty Đặng Lê.
Chương trình “Tiếp sức đến trường” được công ty Đặng Lê phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Tập Đoàn Cà Phê Trung Nguyên, các công ty thành viên đã kêu gọi sự ủng hộ hơn 16 triệu đồng tiền mặt, 200 cuốn tập và viết, 30 cặp mới, 2760 gói bánh snack và một lượng lớn sách cũ, đồ chơi, thú bông, truyện tranh, quần áo cũ.
Đại diện phía công ty là Bà Phạm Thị Thu Hoàn – TLTGĐ/PGĐ Điều hành, Ông Trương Chí Tuấn – TP nhân sự, Ông Nguyễn Văn Lợi – Chủ tịch công đoàn/Giám Đốc sản xuất - Nhà máy cà phê Trung Nguyên.Về phía chính quyền địa phương có Ông Y Jú - Phó chủ tịch Xã Draysap - Huyện Krông Ana – ĐăkLăk đã đến để trao 20 suất học bổng học sinh giỏi vượt khó, 120 phần thưởng cho các em nghèo, khó khăn và nhiều phần quà cho các con em người đồng bào và công ty Đặng Lê.
Qua chương trình này, công ty Đặng Lê mong muốn dịp lễ Quốc Tế Thiếu Nhi thật sự là một ngày hội để các em được vui chơi và nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ phía gia đình và xã hội.
Công ty Đặng Lê xin chân thành cảm ơn đến ACE trong tập đoàn Trung Nguyên, các công ty thành viên đã chung sức ủng hộ chương trình này thành công tốt đẹp.
Một số hình ảnh trong chương trình "Tiếp sức đến trường"
Ngày 1-6 thật sự là ngày Tết của nhiều em nhỏ. Người lớn thường dành cho các em những niềm vui, món quà bất ngờ, đều muốn con em mình thực sự thoải mái “Học mà chơi, chơi mà học” trong ngày Tết này, đa số bậc phụ huynh đều khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Đây không chỉ là cơ hội cho trẻ hòa nhập, thể hiện mình, mà còn khuyến khích trẻ em biết sống và vui chơi trong những hoạt động tập thể, qua đó khám phá thế giới xung quanh.
Tiếp nối thành công từ chương trình mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 năm 2011. Năm nay, KDL thác Dray nur tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động, chương trình đặc biệt dành riêng cho các khách hàng nhỏ tuổi với tiết mục múa rối, giao lưu, ca múa nhạc và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác tại thác. Chương trình còn dành 20 xuất hỗ trợ tài chính giúp trang trải chi phí năm học mới để động viên khích lệ các em luôn biết vươn lên trong cuộc sống, trở thành một người có ích cho xã hội.
Ngoài ra, Nhân dịp Quốc Tế Thiếu Nhi 1 – 6, công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư Du Lịch Đặng Lê tổ chức chương trình “TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG” tại khu du lịch thác Draynur (Buôn Ma Thuột) vào ngày 01/06/2012. Đây là Chương trình giúp đỡ trẻ em nghèo khó tại buôn Kuôp bằng những món quà quyên góp thiết thực, góp phần chăm lo cho các em như sách vở, bút, quần áo, sữa,…Chương trình diễn ra vào ngày 31/05 và 01/06 tại thác Draynur.
Chương trình này được công ty Đặng Lê phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Tập Đoàn Cà Phê Trung Nguyên, các công ty thành viên và thanh niên tình nguyện kêu gọi sự ủng hộ ngày hành động vì trẻ thơ. Thông tin liên hệ:
Chi nhánh TP. HCM: Ms. Nhung – phòng Marketing, 82 – 84 Bùi Thị Xuân, Q.1 (Tel: 0933 109 585)
Văn phòng chính BMT: Ms. Hồng – phòng Marketing, 222 Lê Thánh Tông, BMT (Tel: 0906592078)
Một số hình ảnh ngày quốc tế thiếu nhi 2011 tại KDL thác Dray nur:
Nhằm mang đến nhiều cơ hội vui chơi, giải trí cho du khách và người dân Ban Mê trong dịp kỷ niệm ngày lễ 30/4 và 1/05. Công ty TNHH Đặng Lê sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi tại các địa điểm du lịch như Làng Cà Phê Trung Nguyên, KDL thác Dray Nur, thác Gia Long, KDL thác Trinh Nữ. Khi đến với các địa điểm du lịch này, chắc chắn du khách và người dân Ban Mê sẽ có được khoảng thời gian nghỉ lễ đầy thú vị.
Làng cà phê Trung Nguyên:
Chương trình biểu diễn nghệ thuật văn hóa cà phê đặc sắc, đặc biệt chương trình tiệc buffet với hơn 50 món ăn đậm chất Tây Nguyên cùng chương trình ca nhạc với chủ đề: Những ca khúccách mạng đi cùng năm tháng. Sẽ được diễn ra vào lúc 18h00 – 20h30 ngày 28 và 29/9.
Khu du lịch thác Draynur:
Trong dịp lễ 30/4 & 1/05 khi du khách đến khu du lịch thác Draynur sẽ được tham gia ẩm thực chợ
Vào khoảng năm 1806, một nhà khoa học người Mỹ gốc Anh tên Benjamin Thomson (as Count Rumford) đã đăng ký phát minh đầu tiên trên thế giới ở Paris cho nguyên tắc lưới lọc cà phê trong thiết bị pha pha chế cà phê đầu tiên của mình. Và 6 năm sau, 1812 De Belloy đã cải tiến phát minh của Benjamin và đưa ra nguyên mẫu hoàn chỉnh đầu tiên cho thiết bị pha chế cà phê lọc:
The Original French Drip Pot 1
Đây cũng là nền tảng đầu tiên của việc hình thành và phát triển của các hình thức pha chế cà phê của Phương Tây thay vì hình thức nấu/luộc cà phê của người Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với sự phổ biến mạnh mẽ của cà phê, quán cà phê tại các nước Châu Âu,
Thông tin tổng hợp được đăng trên Tạp chí Thế Giới Cà phê số tháng 2/2012 Hàn Quốc: Tiêu thụ Cà phê tại Hàn Quốc tăng 1.598,8% trong vòng 5 năm qua Một báo cáo vào tháng 2/2012 của tập đoàn tài chính KB (Hàn Quốc) cho hay chỉ trong vòng 5 năm qua, số lượng quán cà phê tại nước này đã tăng tới 887,3%, nâng tổng số quán lên 12.000 quán trong cả nước. So với trước kia các quán cà phê chủ yếu tập trung ở khu dân cư đông đúc tại Seoul thì hiện nay nó đã lan đều ra tất cả các thành phố lớn tại Hàn Quốc. Lượng tiêu thụ cà phê vì thế cũng gia tăng chóng mặt, so với năm 2011 đã tăng đến 1.598,8%. Tính riêng năm 2011, ngành cà phê Hàn Quốc đạt tổng doanh thu trên 2,2 tỷ USD.
Bên trong một quán cà phê Hàn Quốc - Ảnh minh họa: internet
Thổ Nhĩ Kỳ - Chính thức khai trương bảo tàng cà phê Với truyền thống văn hóa cà phê lâu đời và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, tháng 2 vừa qua,
Một vài nét văn hóa xung quanh xuất sứ của cách uống Cà phê của người Thổ Nhĩ Kỳ. Không thể biết chính xác người Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu dùng cà phê và có cách pha chế đặc trưng của mình từ khi nào nhưng theo những nhà làm sử của nước này thì ghi nhận rằng: Cà phê đã được đưa vào Istabul từ khoảng những năm 1519 -155 theo sau những người lái buôn Syrian. Cà phê phát triển và trở nên phổ biến thực sự khi quán cà phê đầu tiên của thế giới được mở tại Istabul vào năm 1575. Tại đây, cà phê được coi như “một loại sữa của những người chơi cờ và những người làm việc đầu óc”
Cà phê được chuẩn bị trong một cái bình nhỏ; nước, cà phê, đường được hòa trộn và đun sôi lên tới một nhiệt độ nhất định, cà phê được rót ra mời khách…..
Cà phê đóng một vai trò quan trọng trong xã hội xuyên suốt lịch sử hiện đại. Ở Châu Phi và Yemen, nó được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Kết quả là các nhà thờ ở Ethiopia cấm sử dụng cà phê cho đến triều đại Menelik II của Ethiopia. Ethiopia không chỉ là vùng đất quê nhà của cà phê, mà còn là nơi cà phê được xem như biểu tượng của quyền lực (trong quá khứ tại một số vùng như Harrar, Sidamo..), một thức uống của thần linh, nghi thức cà phê là một lễ nghi tâm linh. Khi tiến hành một Nghi thức cà phê, người Ethiopia cho rằng họ đang giao tiếp với các đấng tối cao (thần linh). Hạt cà phê sau khi “chết” và phù hộ cho một đời sống mới với các ý tưởng mới. Những khi có một sự kiện quan trọng trong làng, trong cộng đồng; cần bàn luận, giải quyết, quyết định những sự việc lớn; hay chào đón những người khách, người bạn thân quan trọng; và có những việc quan trọng trong gia đình: Ma chay, cưới hỏi…
Chào mừng ngày giải phóng thành phố Buôn Ma Thuột 10-3 vừa qua, Công ty Đặng Lê tiếp tục tổ chức khu Ẩm thực chợ quê tại Làng Cà Phê Trung Nguyên theo kế hoạch và sẽ định kỳ tổ chức vào tối thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.
Dưới đây là một số hình ảnh về khu Ẩm thực chợ quê được tổ chức vào ngày 10-3:
Chào mừng 37 năm ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột 10/3/1975 – 10/3/2012 và Mừng ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3, tối qua lúc 17h30 ngày 8 tháng 3 năm 2012 tại Làng cà phê Trung Nguyên, Công ty Đặng Lê đã khai trương khu “Ẩm thực chợ quê” trên 50 món ăn đặc sắc.
Với mong muốn tái hiện lại nét văn hóa truyền thống của miền quê Việt Nam gắn liền với đời sống của mỗi người dân. Đây cũng là một sân chơi bổ ích, ý nghĩa trong những ngày cuối tuần hay các dịp lễ lớn của người dân Ban mê và du khách.