Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT LẦN THỨ 4 – 2013



Chủ đề: “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết, phát triển”
Thời gian: từ ngày 09 – 12/3/2013

1. Lễ Khai mạc - Bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 – năm 2013:
Thời gian: Lễ Khai mạc:  Chủ đề “Hương sắc cao Nguyên”: 20 giờ 00, ngày 09/3/2013;
          Lễ Bế Mạc:  20 giờ 00, ngày 12/3/2013.
    Địa điểm: Quảng trường 10/3, Thành phố Buôn Ma Thuột
2. Lễ hội đường phố:
Thời gian: 15 giờ 00, ngày 09/3/2013.
Địa điểm: Một số tuyến đường chính của Thành phố Buôn Ma Thuột
3. Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt:
Thời gian: Khai mạc: 09 giời 00, ngày 09/3/2013; Bế mạc: 18 giờ 00, ngày 13/3/2013
Địa điểm: Khu Bảo tàng Biệt Điện tỉnh, số 02 Y Ngông, Thành phố  Buôn Ma Thuột
Quy mô hội chợ: dự kiến khoảng 200 doanh nghiệp, 600 gian hàng
4. Hội thảo “Giá trị gia tăng của cà phê trong chuỗi sản xuất và chế biến cà phê”
Thời gian: 08 giờ 00, ngày 10/3/2013
Địa điểm: Làng cà phê Trung Nguyên, 161 Lý Thái Tổ, Thành phố Buôn Ma Thuột
5. Chương trình “Đêm hội vào mùa”
Thời gian: 20 giờ 00, ngày 11/3/2013
Địa điểm: Quảng trường 10/3, Thành phố Buôn Ma Thuột
6. Hội thi nhà nông đua tài – Vòng chung kết:
Chủ đề: “Nhà nông với sản xuất cà phê bền vững và hội nhập”
Thời gian: 08 giờ 00, ngày 11/3/2013
Địa điểm: Thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Chương trình giao lưu giọng ca vàng Đắk Lắk 
Thời gian: 20 giờ 00, ngày 10/3/2013
Địa điểm: Trung tâm văn hóa tỉnh, Thành phố Buôn Ma Thuột
8. Chương trình thi “Nữ hoàng cà phê” – Vòng chung kết
Thời gian: 20 giờ 00, ngày 11/03/2013
Địa điểm: Làng cà phê Trung Nguyên, 161 Lý Thái Tổ, Thành phố Buôn Ma Thuột
9. Triển lãm thời sự - nghệ thuật về cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử đồn điền cà phê CADA và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên.
Thời gian: từ ngày 09 – 13/3/2013
Địa điểm: Khu Bảo tàng Biệt Điện tỉnh, số 02 Y Ngông, Thành phố Buôn Ma Thuột
10. Hội thi pha chế cà phê – Vòng chung kết:
Thời gian: 20 giờ 00, ngày 10/3/2013.
Địa điểm: Khu Bảo tàng Biệt Điện tỉnh, số 02 Y Ngông, Thành phố Buôn Ma Thuột
11. Chương trình hành trình du lịch cà phê:
Thời gian: Từ ngày 09 - 12/3/2013
Địa điểm: các khu vườn trồng cà phê và một số nhà máy chế biến cà phê
12. Tổ chức các khu phố cà phê, uống cà phê miễn phí:
a-Khu phố cà phê (Con đường cà phê)
Thời gian: Từ ngày 09 – 13/3/2013
Địa điểm: Đường Lê Duẩn, Thành phố Buôn Ma Thuột (đoạn đường từ Nguyễn Công Trứ đến Y Ngông)
b-Uống cà phê miễn phí:
Thời gian: Từ ngày 09 – 12/3/2013 
Địa điểm: Tại 20 quán cà phê trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Đặng Lê: Thông báo chương trình Tết Quý tỵ 2013


Một mùa xuân mới lại đang đến gần, nhân dịp đón chào năm Quý Tỵ 2013, Công ty Đặng Lê xin trân trọng thông báo “Chương trình vui Xuân trúng thưởng” tại Cụm Du lịch Làng Cà phê Trung Nguyên và KDL thác Đray Nur. 
Khi đến với Cụm du lịch Làng Cà Phê Trung Nguyên, quý khách sẽ được tham quan khu tiểu cảnh trang trí Tết Cổ truyền 2013, chụp hình lưu niệm và được Ông đồ viết chữ thư pháp tặng làm quà đầu năm. Ngoài ra, vào ngày lễ tình nhân 14/02, nhà hàng sẽ làm nhiều món ăn với trang trí thể hiện tình yêu đầy ý nghĩa phục vụ các đôi bạn trẻ và được Ban quản lý Làng Cà phê tặng sách.
          Địa điểm: Cụm Du lịch Làng Cà phê Trung Nguyên, số 222 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăkLăk
          Thời gian: 7h – 22h, từ ngày 10 -  15/02/2013 (mùng 1 đến mung 5 Tết âm lịch)
Khu du lịch thác Đray Nur: Quý khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như bắn sung, ném banh, ném vòng, phóng phi tiêu trúng thưởng và chương trình hoạt náo khác. Ngoài ra, quý khách sẽ được tham gia chương trình hái lộc đầu năm và có cơ hội trúng những phần quà có giá trị.

          Địa điểm: KDL thác Đray Nur, Buôn Kuôp – Krông Ana – Tỉnh ĐăkLăk
          Thời gian: 9h – 17h, từ ngày 10 – 18/02/2013 (mùng 1 đến mùng 8 Tết âm lịch)

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ
Trụ sở chính Buôn Ma Thuột:
Địa chỉ: 268 Nguyễn Tất Thành, P. Tân Lập, TP.BMT, tỉnh Đăk Lăk
Tel: 0500 6511168  |  Fax: 0500 3957776
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 82-84 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Quận 1, Tp. HCM.
Tel: 08. 39251845 / 46  |  Fax: 08. 39251867
Email: info@vietnamicontravel.com hoặc booking@vietnamicontravel.com 
Website: vietnamicontravel.com   |  coffeetour.com.vn 

Hotline: 0974 50 90 98 

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4


Sáng nay (15/1), tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM) đã diễn ra buổi họp báo công bố chính thức về việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 - năm 2013.
le-hoi-ca-phe-lan-4
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ phát biểu tại họp báo công bố tổ chức Lễ hội cà phê lần thứ 4.
Lễ hội năm nay tổ chức tại TP.Buôn Ma Thuột từ ngày 9- 12/3/2013 với chủ đề: “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết và phát triển”.  Công ty cà phê Trung Nguyên sẽ tiếp tục đồng hành cùng với UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức lễ hội cà phê lần này với ý tưởng thể hiện câu chuyện về một thế giới cà phê đa dạng, đồng thời chủ trì tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và duy nhất tại lễ hội.
Ông Lý Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư & Du lịch tỉnh Đăk Lăk - cho biết: “Mục đích của việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 là tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 5/5/2008 của Tỉnh ủy Đăk Lăk về phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới; quảng bá sâu rộng về chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”; nâng cao giá trị xuất khẩu, khẳng định thương hiệu của cà phê Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, khẳng định mặt hàng cà phê tiếp tục là 1 trong 7 sản phẩm quốc gia có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD cũng như vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới. Bên cạnh đó, gắn kết sự phát triển cà phê bền vững, góp phần phát triển kinh tế chung của các tỉnh Tây Nguyên; xây dựng văn hóa cà phê riêng của người Việt Nam và là nơi giao lưu, chia sẻ, hợp tác giữa người trực tiếp sản xuất, người kinh doanh và tiêu dùng cà phê trong và ngoài nước.
Trung Nguyên tham gia lễ hội cà phê năm nay với các hoạt động chính: Chuỗi hoạt động sáng tạo khởi nghiệp cho thanh niên,   cuộc thi Nữ hoàng cà phê, chuỗi “Coffee tour” độc đáo và duy nhất ở Việt Nam, gian hàng hội chợ triển lãm cà phê, lễ hội đường phốcùng nhiều hoạt động kết hợp cộng đồng dân cư bản địa khác.
Thông qua chuyến đi tham quan trải nghiệm thực tế “Coffee tour”, du khách không những có cơ hội khám phá với những cảnh đẹp hùng vĩ của vùng đất Tây Nguyên, mà còn được tham quan các trang trại cà phê để tìm hiểu đời sống của người nông dân bản địa, cùng tham gia các quá trình phân loại, sơ chế cà phê, học cách thưởng thức những ly cà phê tuyệt hảo của nhiều nền văn hóa cà phê thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Nhật Bản, Việt Nam,…Thông qua đó cũng nâng cao ý thức trách nhiệm của du khách và cộng đồng trong việc đóng góp, giúp đỡ cải thiện đời sống đồng bào vùng đất Tây Nguyên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc Công ty Trung Nguyên - cho biết: “Tham gia lễ hội cà phê lần thứ 4, chúng tôi tiếp tục cam kết vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong ngành, đi đầu trong chiến lược nâng cao lượng tiêu thụ cà phê nội địa, đồng thời nỗ lực bảo vệ sự bền vững vùng nguyên liệu cà phê quốc gia. Vừa qua, chúng tôi đã đệ trình lên Chính phủ dự án Cụm ngành cà phê quốc gia với 3 mục tiêu: thịnh vượng, bền vững và bản sắc, được sự ủng hộ và đồng thuận cao từ Chính phủ, Nhà nước tới địa phương với mô hình mẫu dự tính sẽ được thực hiện tại Đăk Lăk. Dự án được trông đợi sẽ tạo ra 5-6 triệu việc làm và mang lại giá trị 20 tỷ USD cho ngành cà phê Việt Nam trong 15 năm tới. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành trong công tác xây dựng thế hệ thanh niên địa phương, giúp các em vươn lên làm giàu ngay tại quê hương, vì chính lợi ích của các em, gia đình các em, bà con buôn làng của các em, đồng thời giữ gìn và phát huy được bản sắc của cộng đồng”.          
 Nguồn: Báo Công Thương

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Chương trình đêm nhạc Ngọn lửa Tây Nguyên


Được thành lập vào năm 2010, hội ĐắkLắk tại Tp. Hồ Chí Minh đã có trên 5.000 thành viên. Định hướng của hội là tạo ra nhiều sân chơi, môi trường sinh hoạt lành mạnh bổ ích cho sinh viên xa nhà, góp phần mang hình ảnh, bản sắc văn hóa của quê hương ĐắkLắk giới thiệu đến các bè bạn thông qua các chương trình như: chương trình từ thiện, tham gia Ngày hội Sáng tạo Vì khát vọng Việt, chương trình giao lưu, tổ chức chương trình đêm nhạc “Ngọn lửa Tây Nguyên”.
Thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng, đến thế hệ tương lai của đất nước, đặc biết là hội ĐắkLắk tại Tp. Hồ Chí Minh, công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê đã tài trợ:
  1.  Phần quà 10.000.000đ: Trao quỹ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó.
  2. 200 cuốn sách Nghĩ giàu làm giàu.
  3. Tour Hành trình kết nối: Dành tặng cho 06 đội trưởng của hội để truyền đạt thông tin, kiến thức về  Văn hóa Cà phê, tinh thần Cà phê.
Chương trình đêm nhạc “Ngọn lửa Tây Nguyên” đã thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh của đêm nhạc:
dem-nhac-ngon-lua-tay-nguyen

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Kỳ lạ khu rừng nguyên sinh giữa thành phố

Chỉ khi bị mất phương hướng giữa vô số những gốc cây lớn nhỏ đan xen nhau tầng tầng lớp lớp tôi mới thực sự tin cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột chỉ 10km vẫn tồn tại một khu rừng nguyên sinh hùng vĩ đến như vậy. Đó chính là rừng thiêng Chư H’lăm được các thế hệ dân bản người Ê Đê buôn Ea Mắp (Thị trấn Ea Pôk, Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đăk Lăk) nâng niu, bảo vệ như báu vật từ đời này qua đời khác.

Lời nguyền truyền kiếp
Ánh mắt xa xăm nhìn về rừng già bạt ngàn, già làng Y Ruê Mlô kể cho chúng tôi nghe về sự tích rừng thiêng Chư H’lăm. Bằng giọng nói khỏe khoắn, vang xa như tiếng chiêng của người Ê Đê, câu chuyện của già làng Y Ruê Mlô như vọng về từ xa xưa trong tiếng mưa rừng. Theo già Mlo, “H’lăm” theo tiếng Ê Đê có nghĩa là “loạn luân” và Chư H’lăm có nghĩa là ngọn đồi loạn luân. Cái tên kỳ lạ này vốn bắt nguồn từ câu chuyện về hai anh em đã phạm vào “luật trời”. Người anh tên là Y Din, còn em gái là Hoan.
Đến nay, các cao niên trong buôn còn kể rằng, chẳng hiểu vì ma xui quỷ khiến mà giữa hai anh em ruột thịt lại nảy sinh tình cảm nam nữ. Bất chấp những luật tục hà khắc đã có từ ngàn đời, bất chấp những hình phạt khắc nghiệt về tội loạn luân, càng lớn, họ càng đem lòng yêu thương nhau tha thiết, muốn được cùng nhau nên vợ nên chồng. Khi cái tin đôi trai gái cùng cha mẹ yêu nhau đã phạm vào “phép trời” ấy vừa được loan đi, họ liền bị dân làng bắt phạt một con trâu trắng để cúng tạ tội với Giàng. Đôi trai gái đi khắp nơi lên, rừng xuống biển để tìm trâu trắng mà không sao tìm được nên họ đành dâng lên già làng một con heo trắng.

Một trong số những cây đại thụ của rừng H’lăm.