Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hãy lên Đak Lak


Miền đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, những con người chân chất và cảnh đẹp thiên nhiên vẫn còn hoang sơ, hùng vĩ. Đó là một nỗi nhớ không mang tên trong lòng người đã rời xa vùng đất Đak Lak này.

 Quốc lộ 27 đoạn qua thị trấn Liên Sơn.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những ché rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian huyền ảo.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là đồng bào các dân tộc thiểu số: Bahnar, Xê đăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Jrai... Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời.

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên
 
Điều đặc biệt, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Hơn thế, âm thanh cồng chiêng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái, tình cảm của con người trong cuộc sống: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã...

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Mùa mưa Tây nguyên


Mùa mưa Tây nguyên là một nét rất đặc biệt của khí hậu vùng này. Khác ở các nơi thường có đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì ở Tây nguyên chỉ có nhõn hai mùa là: Mùa mưa và Mùa nắng.

Trái với mùa nắng, có khi đến cả 6 tháng liền không có lấy một cơn mưa thì mùa mưa lại dồi dào những cơn mưa dầm có khi vài ngày không tạnh. Mùa mưa Tây nguyên thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài cho đến hết tháng 11 hàng năm. Mùa mưa là mùa cỏ cây thay áo mới, mùa người ta đi làm rẫy, trồng tỉa, làm cỏ bỏ phân, vặt chồi cà phê,... mùa của ấm no hạnh phúc.
Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài rả rích. Mưa cả ngày đêm. Thỉnh thoảng đôi chút trời như chợt tạnh nhưng rồi cũng bất chợt một cơn mưa lại tới dành chổ của cơn mưa cũ đã đi qua. Khi đó những hạt đậu còn nằm trong vỏ chưa kịp hái vội lại nảy mầm trên chính những thân cây. Cây cỏ đua nhau mọc. Mùa mưa cũng chính là mùa để cây cỏ sinh sôi, tô thắm cho vùng đất cao ngyên này.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Tiếp cận Kho tàng sử thi Tây Nguyên


Sau tròn mười năm (2001-2011), Dự án cấp Nhà nước Ðiều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên và đề tài cấp Bộ Phiên âm, biên dịch, xuất bản 25 tác phẩm sử thi Tây Nguyên do GS, TS Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm cùng các cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước hoàn thành.

Có thể coi đây là một công trình khoa học tổng thành trong việc sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên theo phương pháp hiện đại mà sự khởi đầu phải tính từ vài ba thập niên ở đầu thế kỷ 20 với tên tuổi của các nhà khoa học L.Xa-ba-ti-ơ, D.An-tô-ma-chi, G.Côn-đô-mi-na… Trên thực tế, sau gần một thế kỷ, phải đến ngày nay chúng ta mới hội đủ mọi điều kiện “thiên – địa – nhân” và phương tiện kỹ thuật cần thiết để hoàn thành công việc có tính tổng thành và đại thành này.

Nhà Rông Tây Nguyeen
Nhà rông Tây Nguyên.

Qua bốn năm khởi động, đến năm 2004, những tập đầu của bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Ăn “vua rau dớn” nhớ về Tây Nguyên


Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” loại rau, nó chẳng những giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Vì loại rau này mau hư dập nên người ta hái đến đâu ăn đến đó, bảo đảm rau luôn tươi xanh, chất lượng.
Rau dớn là một loại rau chỉ có ở vùng núi rừng – nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao. Rau dớn thuộc họ quyết, nhỏ hơn cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ xòe ra xung quanh. Những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành hai, ba cái cần, có cái dài tới nửa mét, đầu cong như móc câu. Những nhánh lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm,  phần trên cùng uốn lại như cái vòi voi.  Hằng năm, vào đầu mùa mưa, nguồn phù sa được bồi đắp và rừng luôn ẩm ướt nên rau dớn mọc xanh tươi tốt, là lúc cây đâm nhiều nhánh lá non. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho việc thu hái rau dớn.


Cây rau dớn mọc dưới tán rừng.

Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác.