Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Cùng ly cà phê du lịch vòng quanh thế giới

Ở mỗi nước, thức uống này lại mang trong mình một câu chuyện thật thú vị đấy.
Nét văn hóa ẩn mình trong từng cốc cà phê
Cà phê có lẽ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, đây là một thức uống có sự thiên biến vạn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Hãy cùng tìm hiểu một số loại cà phê đặc trưng cho từng quốc gia nhé!

Türk kahvesi- thức uống tiên tri của người Thổ Nhĩ Kỳ

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ độc đáo ở cả phong cách pha chế lẫn thưởng thức. Bột cà phê được nghiền thật nhuyễn, sau đó ngâm trong nước lạnh, rồi đun nóng ở một điều kiện nhất định. Sau khi pha, cà phê lại được hâm nóng hai hoặc ba lần, đến khi đặc quánh và có màu đậm thì rót vào tách.


Nghệ thuật pha chế thể hiện ở việc tạo lớp bọt dày nổi bên trên tách cà phê. Để hương vị thêm phần phong phú, người pha còn cho thêm đậu khấu (cardamom) hoặc một số hương liệu khác.

Bảo tàng và tôn vinh thương hiệu

Song hành với các diễn trình tạo dựng thương hiệu quốc gia của một tập đoàn kinh tế là việc thực hiện ý tưởng xây dựng bảo tàng chuyên biệt và chuyên nghiệp.
lang ca phe trung nguyen
Làng cà phê Trung Nguyên Buôn Ma Thuột

GS-TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm đã từng viết: "Muốn định vị bản sắc thương hiệu quốc gia thì điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu rõ nỗi ước vọng tha thiết nhất của dân tộc vốn tiềm tàng cho những câu chuyện về lịch sử làm nên bản sắc của nó. Chính xác là bản sắc của thương hiệu quốc gia chỉ được định vị vững bền khi phát xuất từ nguồn thôi thúc mãnh liệt nhất tiềm ẩn ngay trong chuyện kể đặc thù của đất nước".

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Lễ hội Halloween tại Cụm du lịch Làng Cà phê

Làng Cà phê sẽ tổ chức “Đêm Halloween” , bắt đầu từ 18 giờ đến 22 giờ ngày 28-10. Bên cạnh những món ăn mang đậm màu sắc Halloween, tiệc còn có chương trình hóa trang thật độc đáo.

Bắt nguồn từ phong tục tế lễ mùa màng của người Ireland (trước đó là người Celts), lễ hội Halloween ra đời. Ngày lễ này được tổ chức vào cuối tháng 10 ở Mỹ, Canada và các nước phương Tây. Những năm gần đây, Halloween cũng dần phổ biến tại Việt Nam. Biểu tượng của ngày lễ này là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. Trong lễ hội Halloween, những đứa trẻ sẽ hóa trang trong những bộ trang phục quái lạ, đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ẩm thực cũng là phần được đặc biệt chú trọng trong ngày lễ này, với những món ăn mang đủ kiểu trang trí “ghê rợn”, đậm màu sắc ma quái.

lang ca phe haloween

Hòa vào không khí lễ hội, “Đêm Halloween” tại Làng Cà phê sẽ là địa điểm lý tưởng nhất ở TP. Buôn Ma Thuột để giải trí và tận hưởng không gian thoáng đãng tuyệt vời. Thưởng thức tiệc Buffet tự chọn với những món ăn làm từ bí đỏ, đặc trưng của ngày lễ Ma Quỷ. Một không gian được trang trí bằng những chiếc lồng đèn làm từ những quả bí, hệ thống ánh sáng xanh cùng nền nhạc và âm thanh rung rợn của đêm tối, những nhân vật hóa trang thật độc đáo và ấn tượng của ngày lễ Holloween. Chắc chắn thực khách sẽ có được những trải nghiệm thú vị đáng nhớ cho năm 2012.

Hãy cùng đến và tham gia vào lúc18h00 ngày 28/10/2012 (Chủ nhật)
Giá vé:             150.000 VND/người lớn
                         70.000 VND/trẻ em

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
 CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ - Thành viên Tập đoàn TRUNG NGUYÊN
268 Nguyễn Tất Thành, Buôn Ma Thuột, ĐăkLăk | Tel: 0500 65 111 68
Chi nhánh: 82-84 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM | Tel: 08.39251845/46
Email: coffeetour@dangleco.com.vn | www.coffeetour.com.vn
Hotline: 0988 31 30 30 - 0974 50 90 98 

Trung Hiếu

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Cuộc sống của phụ nữ Tây Nguyên trong “ Sắc màu dã quỳ”

Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2012), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa với chủ đề “ Sắc màu dã quỳ”.
Hơn 50 bức ảnh phản ánh cảnh sống và sinh hoạt của người phụ nữ Tây Nguyên. Là hình ảnh người bà, người mẹ với những nếp nhăn thời gian hằn trên khuôn mặt, là những cô gái trẻ căng tràn sức sống trong sinh hoạt thường ngày như dệt vải, giã gạo, nhảy múa…

Đây là lần thứ hai nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa tổ chứ triển lãm tại bảo tàng Đà Nẵng và là bộ ảnh về phụ nữ đầu tiên của tác giải.

Được biết, triễn lãm diễn ra từ 18/10 – 25/12/2012.

Dưới đây là những bức ảnh trong bộ sưu tập "Sắc màu dã quỳ":
sac mau Tay nguyen

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Yên bình A’ko Hdông


Vẻ đẹp của A’ko Hdông không chỉ ở những mảng ghép thiên nhiên yên bình mà còn là những con người gần gũi, ẩn chứa bên trong một tâm hồn sống động luôn tràn đầy sức sống…
Tuy khoảng cách chỉ chừng 2 km, đường đi không khó nhưng do xuất phát lúc xế trưa nên cái nắng làm tôi toát mồ hôi. Dù vậy, cái mệt ấy chẳng thấm vào so đâu với cảm giác khoái chí khi được khám phá một điểm đến mới, lạ mắt… Vừa qua cổng Trường THPT Lê Quý Đôn, đoạn cuối đường Trần Nhật Duật, con đường vào buôn bắt đầu hiện hữu rõ hơn.


Đường đã được bê tông hóa, phần lớn nhà cửa xây gạch hiện đại… nhưng màu sắc của văn hóa đồng bào Ê Đê vẫn còn lưu giữ với những ngôi nhà sàn dài, lâu năm nằm rải rác khắp nơi. Một sự giao thoa văn hóa tạo nên nét đặc trưng rất riêng của A’ko Hdông so với những vùng đất khác tôi từng đến. Nếu có nhã ý vào xem kiến trúc những ngôi nhà này, du khách có thể xin phép chủ nhà. Họ sẵn sàng làm hướng dẫn viên tại gia giúp bạn hiểu hơn về nếp sống, văn hóa... của đồng bào nơi đây.

binh yen buon a'ko Hdong
Một góc vườn sinh thái A’ko Hdông - Ảnh: Minh Úc

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Người giữ lửa cho nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên

Đứng trước thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên đang dần mai một, chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê, đã tìm mọi cách để bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống này.
Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền và không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên, nghề này đang dần bị mai một trong thời gian gần đây khiến cho chị H’Yam BKrông, người dân tộc Êđê hết sức trăn trở. Chị nung nấu ý định phải tìm cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên đất cao nguyên.
nguoi giu lua cho det tho cam tay nguyen
Các xã viên làm việc tại Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Dáng người dong dỏng cao, đôi mắt sáng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, đó là ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với chị H’Yam BKrông - Chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Cẩm nang Cà Phê: Cà phê phân voi... 1 triệu đồng/tách


Loại cà phê có tên Black Ivory của Thái Lan có giá bán 1.100 USD/kg, tương đương với 50 USD/tách (hơn 1 triệu đồng). Đây được coi là một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới.
Chuỗi khách sạn Anantara ở Thái Lan tự sản xuất cà phê tại một trại nuôi voi lớn đằng sau khu nghỉ dưỡng Tam giác Vàng ở Chiang Rai. Đại diện khu nghỉ dưỡng này cho biết: “Nghiên cứu cho thấy trong quá trình tiêu hóa, enzym của voi phân hủy protein trong hạt cà phê. Do protein là một trong những nhân tố chính tạo vị đắng của cà phê, nên càng ít protein thì cà phê càng bớt đắng”.
Cà phê phân voi có giá hơn 1 triệu đồng/tách 

Tuy nhiên, cà phê không đắng có giá siêu đắt. Loại cà phê voi này có tên Black Ivory (ngà đen), được bán với giá 1.100 USD/kg, tương đương 50 USD/tách – một trong những tách cà phê đắt nhất thế giới. Trong khi đó, cà phê chồn chỉ có giá 500-600 USD/kg, tương đương 30 USD/tách.

Hiện giờ, cà phê voi chỉ có ở 4 khu nghỉ dưỡng của khách sạn Anantara ở Maldives ngoài khu Tam giác Vàng ở Thái Lan. Theo khách sạn Anantara, quá trình làm cà phê voi bắt đầu bằng việc chọn loại cà phê arabica của Thái Lan ngon nhất, trồng ở độ cao 1.500 mét.

Voi ăn các hạt cà phê này, tiêu hóa chúng và thải ra phân. Từng hạt cà phê sẽ được người ta nhặt bằng tay, sau đó phơi khô dưới ánh nắng. Chế biến cà phê được làm ở Hội voi Châu Á Tam giác Vàng thuộc khu nghỉ dưỡng.

Theo TTVN