Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Đặng Lê: Tham quan Hội chợ Du Lịch Quốc Tế TP HCM 2012


Sáng này 13-9, lãnh đạo và nhân viên Kinh doanh Inbound, Outbound của Công ty Đặng Lê đã đến tham quan Hội chợ Du Lịch Quốc tế TP. HCM 2012 (ITE HCMC 2012) tại Trung tâm hội chợ & Triển Lãm Sài Gòn, Quận 7. Mục tiêu của buổi tham quan này nhằm trao đổi thông tin, giới thiệu tới các đối tác trong và ngoài nước các tuyến điểm mới, hấp dẫn như Khu du lịch thác Dray Nur, Dray sap, Gia Long, Trinh Nữ, Làng Cà phê mà Công ty Đặng Lê đang khai thác và phát triển tại Tp. Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để Công ty Đặng Lê tìm kiếm các đối tác nước ngoài tiềm năng để hợp tác trong thời gian tới.
Diễn ra từ nay đến ngày 15/9, hội chợ thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiệp đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh tiêu chí hướng đến việc tối đa hóa lợi ích mang lại cho các cơ quan xúc tiến du lịch, đơn vị kinh doanh, các chuyên gia ngành du lịch … mục đích chính của hội chợ là tập trung quảng bá hình ảnh các điểm đến trong và ngoài nước, nổi bật là chủ đề “Bốn quốc gia - một điểm đến” bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Một số hình ảnh về hội chợ ITE 2012:
BGD va nhan vien chup hinh luu niem tai cong vao Hoi cho
Vụ trưởng Du lịch Cambodia - Ông PRAK CHANDARA (mặc vét xám) và Ông Mr.Southea – Tổng Giám đốc Cty TNHH đầu tư dịch vụ Du lịch SR Angkor tại Campuchia chụp hình lưu niệm cùng Ông Triệu Công Tinh Thanh - GĐĐH và nhân viên Công ty Đặng Lê

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Đi tìm “giấc mơ chapi”


Chiều đã buông mành. Palây (thôn) Do nồng ấm hơi thở của núi rừng. Những nếp nhà đã bập bùng bếp lửa gọi chiều. Không khó để tìm nhà Chamaléa Âu – nghệ nhân duy nhất ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn – Ninh Thuận, người biết chế tác và biểu diễn tọ chapi bởi thanh âm của tọ chapi lúc trầm tỉ tê, da diết, lúc rạo rực, lúc khoan nhặt xa xăm len trong gió vọng về.

“Ama buồn lắm…”
Khác với hình dung của tôi, đã qua gần 60 mùa rẫy mà Ama Âu vẫn tinh anh như con nai rừng Ma Nới. “Nhà báo hả?”- già lên tiếng khi tôi chưa kịp mở lời. “Không phải đâu, chỉ là người mê tiếng đàn chapi của đồng bào Raglai thôi” – tôi nói và cất tiếng mô phỏng âm giai tọ chapi: Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng/ Ti… ti… tì/ Tọ… tọ… tìng.
Mắt Ama Âu sáng lên, tôi biết mình đã bắt đúng nhịp lòng của Ama, người luôn đau đáu níu giữ ước mơ chapi vọng xa của người Raglai. “Sao lại chơi đàn một mình?” – tôi hỏi. “Ama buồn lắm. Bọn thanh niên bây giờ nó không thích tọ chapi nữa, nó thích cái nhạc mới thôi…”.

Đi tìm “giấc mơ chapi”
Gương mặt truyền nhân tọ chapi cuối cùng của vùng Ma Nới

Theo lời của Ama, quả thực, giờ đây trong lễ mời Yàng Ngok, Yàng Gru (thiên thần), Yàng Muk Kay (nhân thần) về ăn lúa mới của gia tộc đã không còn xuất hiện tiếng đàn chapi nữa, may chăng tọ chapi chỉ thảng hoặc trong lễ hội của buôn làng hay trong những lần xuống núi biểu diễn nhân dịp hội hè.

Thanh thiếu niên Tp. Buôn Ma Thuột tham gia chương trình Coffee tour - Hành trang vào đời


Sáng  ngày 1-9 tại Khu du lịch thác Dray nur đã đón tiếp các thanh thiếu niên và đoàn thanh niên Tp. Buôn Ma Thuột đến tham gia chương trình "Coffee tour - Hành trang vào đời". Chương trình này dã mang đến cho các bạn rất nhiều điều thú vị để chuẩn bị bước vào năm học mới.
Bên cạnh việc vui chơi giải trí, chương trình đã mang đến kỹ năng sống bắt đầu cho một năm học mới tốt đẹp để chinh phục ước mơ của mình. Qua chương trình này các bạn sẽ tìm được đích đến để phấn đấu, lập được kế hoạch trong học tập, trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.  
Sau đây là một số hình ảnh từ chương trình:

Coffee Tour – hành trang vào đời

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Coffee Tour – hành trang vào đời.

Nhân dịp 02/09 và chào mừng năm học mới, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê tổ chức chương trình “ Coffee Tour – Hành trang vào đời”, chương trình tour 1 ngày dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Tham gia chương trình du khách sẽ được trải nghiệm thực tế với các trò chơi vui nhộn, hấp dẫn… kết hợp dã ngoại khám phá những khả năng của bản thân, khám phá thiên nhiên nơi đại ngàn qua các trò chơi truy tìm mật thư, vượt thác với những bất ngờ thú vị, nâng cao tinh thần đồng đội.
Bên cạnh việc vui chơi giải trí chương trình sẽ có một khóa học về kỹ năng sống bắt đầu cho một năm học mới tốt đẹp để chinh phục ước mơ của mình. Qua khóa học các bạn sẽ tìm được đích đến để phấn đấu, lập được kế hoạch trong học tập, trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
"Coffee Tour – Tour kỹ năng, hành trang vào đời” sẽ là một hành trang tốt cho các bạn học sinh, sinh viên bước vào một năm học mới thật tự tin để sự khởi đầu luôn được tốt đẹp.

Thời gian:8h30 ngày 01&02/9/2012
Địa điểm:  KDL thác Draynur – Buôn Kuôp – Krông Ana - ĐăkLăk
khu du lich thac dray nur

Cũng trong dịp này,Làng cà phê Trung Nguyên đồng thời sẽ tổ chức chương trình tiệc buffet với chủ đề “Tinh hoa ẩm thực Việt Nam”, cùng chương trình biểu diễn ca nhạc hấp dẫn.
Thời gian:17h30 - 21h30 ngày 01,02/9/2012
Địa điểm: Làng cà phê Trung Nguyên – 222 Lê Thánh Tông - Buôn Ma Thuột - ĐăkLăk
am thuc tay nguyen - lang ca phe Trung Nguyen    
 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0974.50.90.98 ( Mr.Toàn)

                                                                                                                                               Trung Hiếu

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Nghi lễ cà phê của người Ethiopia

Tên gốc của Ethiopia là Abyssinia và là nước độc lập cổ xưa nhất của châu Phi, đã được văn minh Ai Cập biết đến từ hai ngàn năm trước công nguyên. Nằm ở đông bắc châu Phi, đây là nơi phát tích cây cà phê arabica trong những thung lũng hoang vắng đất đỏ của núi lửa xa xưa và sương mù ở độ cao hàng ngàn thước trên mặt biển.

Coffee tour , ca pha tay nguyen

Từ cổ xưa, dân địa phương đã dùng lá, ăn trái, nấu hạt cà phê làm thức ăn và thức uống bình dị.
Trong truyền thuyết dân gian, cà phê được coi là những giọt nước mắt của Thượng đế nhỏ xuống thi thể của các bà mo, thầy phù thủy. Bộ tộc Oromo ngày nay còn giữ phong tục là trồng một cây cà phê trên mộ của những thầy mo. Theo sự truyền khẩu, chính một thanh niên chăn dê trong bộ tộc Oromo tên là Kaldi đã khám phá ra loại cây kỳ diệu này.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Kỳ thú Tây Nguyên

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo cả 4 tỉnh đều đánh giá cao sự hợp tác với ngành du lịch TPHCM trong 5 năm qua trên 5 lĩnh vực: xúc tiến, quảng bá du lịch; trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý; quy hoạch kêu gọi đầu tư; phát triển sản phẩm du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Đánh thức nàng công chúa Tây Nguyên
Báo cáo tổng kết của 4 tỉnh đều nhìn nhận họ thừa tiềm năng du lịch nhưng vẫn như “một nàng công chúa ngủ trong rừng”, rất cần sự đánh thức của những chàng hoàng tử đến từ TPHCM.
Đáp lời, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, nhận xét: Năm năm qua, sự hợp tác, gắn kết giữa 5 tỉnh thành đã góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp khai thác tiềm năng du lịch, đạt nhiều hiệu quả  mới,  giải quyết công ăn việc làm cho số đông lao động các tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giới thiệu rõ nét hình ảnh đất nước con người từng địa phương. Hiện đã có đường bay tương đối tốt, rút ngắn thời gian từ TPHCM đến Tây Nguyên, nhưng đường bộ huyết mạch vẫn còn quá khó khăn. 
Sản phẩm du lịch của 4 tỉnh chưa liên kết được với nhau dù nằm trong “con đường xanh Tây Nguyên”. Riêng góc độ TPHCM, chúng tôi vẫn thấy việc hợp tác, xúc tiến với từng địa phương còn chưa rõ nét, chưa khai thác hết thế mạnh từng vùng. Tuy nhiên, qua chuyến đi thực tế lần này chúng tôi cảm nhận  các tỉnh đã từng bước phát triển với nhiều sản phẩm mới, ưu việt như Bảo tàng Đắk Lắk to đẹp, là bảo tàng đầu tiên trong cả nước sử dụng tiếng dân tộc ngoài 4 ngôn ngữ khác, trưng bày theo lối mới...
du lich tay nguyen
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và các tỉnh

Góp ý cho các sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt, tha thiết kêu gọi các doanh nghiệp du lịch 4 tỉnh nên liên tục giới thiệu sản phẩm đặc thù, tiếp thị điểm đến ở từng địa phương để các hãng lữ hành TPHCM bán cho khách quốc tế. Mỗi địa phương nên có những sản phẩm độc đáo của riêng mình chứ không thể chung chung; tỉnh nào cũng cà phê, thác nước, cồng chiêng... Bốn tỉnh nên ngồi lại với nhau, “quy hoạch” cụ thể sản phẩm dựa trên thế mạnh thật sự của từng tỉnh.