Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Kỳ thú Tây Nguyên

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo cả 4 tỉnh đều đánh giá cao sự hợp tác với ngành du lịch TPHCM trong 5 năm qua trên 5 lĩnh vực: xúc tiến, quảng bá du lịch; trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý; quy hoạch kêu gọi đầu tư; phát triển sản phẩm du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Đánh thức nàng công chúa Tây Nguyên
Báo cáo tổng kết của 4 tỉnh đều nhìn nhận họ thừa tiềm năng du lịch nhưng vẫn như “một nàng công chúa ngủ trong rừng”, rất cần sự đánh thức của những chàng hoàng tử đến từ TPHCM.
Đáp lời, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, nhận xét: Năm năm qua, sự hợp tác, gắn kết giữa 5 tỉnh thành đã góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp khai thác tiềm năng du lịch, đạt nhiều hiệu quả  mới,  giải quyết công ăn việc làm cho số đông lao động các tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giới thiệu rõ nét hình ảnh đất nước con người từng địa phương. Hiện đã có đường bay tương đối tốt, rút ngắn thời gian từ TPHCM đến Tây Nguyên, nhưng đường bộ huyết mạch vẫn còn quá khó khăn. 
Sản phẩm du lịch của 4 tỉnh chưa liên kết được với nhau dù nằm trong “con đường xanh Tây Nguyên”. Riêng góc độ TPHCM, chúng tôi vẫn thấy việc hợp tác, xúc tiến với từng địa phương còn chưa rõ nét, chưa khai thác hết thế mạnh từng vùng. Tuy nhiên, qua chuyến đi thực tế lần này chúng tôi cảm nhận  các tỉnh đã từng bước phát triển với nhiều sản phẩm mới, ưu việt như Bảo tàng Đắk Lắk to đẹp, là bảo tàng đầu tiên trong cả nước sử dụng tiếng dân tộc ngoài 4 ngôn ngữ khác, trưng bày theo lối mới...
du lich tay nguyen
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và các tỉnh

Góp ý cho các sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt, tha thiết kêu gọi các doanh nghiệp du lịch 4 tỉnh nên liên tục giới thiệu sản phẩm đặc thù, tiếp thị điểm đến ở từng địa phương để các hãng lữ hành TPHCM bán cho khách quốc tế. Mỗi địa phương nên có những sản phẩm độc đáo của riêng mình chứ không thể chung chung; tỉnh nào cũng cà phê, thác nước, cồng chiêng... Bốn tỉnh nên ngồi lại với nhau, “quy hoạch” cụ thể sản phẩm dựa trên thế mạnh thật sự của từng tỉnh. 

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hãy lên Đak Lak


Miền đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, những con người chân chất và cảnh đẹp thiên nhiên vẫn còn hoang sơ, hùng vĩ. Đó là một nỗi nhớ không mang tên trong lòng người đã rời xa vùng đất Đak Lak này.

 Quốc lộ 27 đoạn qua thị trấn Liên Sơn.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những ché rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian huyền ảo.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là đồng bào các dân tộc thiểu số: Bahnar, Xê đăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Jrai... Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời.

Âm thanh kỳ lạ giữa núi rừng Tây Nguyên
 
Điều đặc biệt, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Hơn thế, âm thanh cồng chiêng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái, tình cảm của con người trong cuộc sống: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã...